Cám ơn nghị Phước
Những ngày này trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc
biệt trên các báo điện tử, trang blog cá nhân… đang nóng chuyện ông nghị
Phước dùng blog để “chửi càn”.
Trong bối cảnh kinh tế đình đốn, thất nghiệp gia tăng, lương
thưởng Tết giảm sút và những bê bối, tiêu cực trong một số doanh nghiệp Nhà
nước, cơ quan công quyền đã gây bức xúc trong người dân. Những bức xúc đó cứ
âm ỉ, không có “nơi giải tỏa” thì bỗng dưng nghị Phước tung lên một bài “chửi
bới” đồng nghiệp nghị trường Quốc hội. Tuy quan niệm mỗi người khác nhau
nhưng qua thực tiễn hoạt động tại diễn đàn QH, ông Dương Trung Quốc đã để lại
những ấn tượng tốt đẹp với đa số cử tri. Việc thóa mạ một đại biểu được cử
tri mến mộ đã lập tức thổi bùng lên sự phẫn nộ trong dư luận cả nước và cộng
đồng người Việt ở nước ngoài. Từ vụ việc này, những bức xúc của người dân như
phần nào được giải tỏa, “xả” bớt. Đây là điều đầu tiên đáng “cám ơn” nghị Phước.
Quốc hội-Cơ quan lập pháp tối cao những tưởng quy tụ tại đây
những người ưu tú nhất để người dân ủy thác, gửi gắm niềm hy vọng cho một
tương lai tươi sáng. Vụ việc miễn nhiệm tư cách đại biểu QH của bà Đặng Hoàng
Yến năm trước cử tưởng chỉ là cá biệt và cũng đã để lại nỗi băn khoăn trong
cử tri. Ông nghị Phước đã “bồi” thêm một đòn đánh vào lòng tin của nhân dân với
cơ quan Nhà nước cao nhất. Ai cũng hiểu chất lượng hoạt động của QH phụ thuộc
vào từng cá nhân là các đại biểu QH. Rõ ràng quy trình lựa chọn người đại
biểu của nhân dân có vấn đề. Thật nguy hiểm khi để những người không đủ tiêu
chuẩn lọt được vào cơ quan tối cao này. Đây sẽ là một kinh nghiệm quý báu cho
kỳ bầu cử QH khóa sau và cũng là điều thư hai cám ơn nghị Phước.
Từ vụ việc trên vấn đề đặt ra cần làm ngay với Quốc hội là làm
trong sạch nội bộ. Người dân đã được tạo cơ hội nhận ra “đại ngu” trong đại
biểu QH. Chắc chắn QH cũng sẽ làm rõ được chuyện này. Tại Điều 3 trong Luật
Sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu QH năm 2012 đã nêu rõ tiêu chuẩn của
ĐBQH “…Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương
mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liệu,
hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;”…
Nếu QH tiếp tục được làm trong sạch thì thêm một lần nữa “cám
ơn nghị Phước”!
Đinh Hoàng
|
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Luận bàn
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
Cái bẫy dân chủ:
Đa
nguyên
Mới đây tôi có “ngó qua” trang blog nọ
thấy đăng mấy điểm góp ý của một số người ít nhiều có “tên tuổi” về việc sửa
đổi Hiến pháp 1992. Trong bảy điều góp
ý đề nghị sửa đổi, nổi lên vấn đề cốt yếu nhất, đó là loại bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt
Đa nguyên là cái gì và vì sao một số người
muốn có nó như vậy? Liệu trên thế giới đã có đa nguyên?
Trước hết ta thử xem nước Mỹ có đa nguyên
không? Tôi cho là không bởi mấy căn cứ: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không
hề đối lập về chính trị. Nó chỉ là hai nhánh quyền lực của một đảng tư sản.
Hai đảng này luân phiên nhau phân chia quyền lực, bảo vệ lợi ích của các nhà
tư bản. Những kỳ tranh cử chỉ là sự biểu diễn, trang hoàng cho một chế độ
được gọi là dân chủ. Có người sẽ nghĩ, Đảng Cộng sản Mỹ là một đảng đối lập?
Khía cạnh nào đó về tư tưởng thì đúng là đối lập, tuy nhiên Đảng này chỉ được
tồn tại khi không trở thành mối nguy cơ trước quyền lợi của các nhà tư sản.
Cho Đảng CS Mỹ tồn tại ở mức như hiện thời cũng là một cách trang trí cho một
thể chế có vẻ dân chủ của xã hội Mỹ.
Ở các nước tư bản phát triển khác như
Anh, Pháp… mô hình đảng phái được thể hiện có đôi chút khác nhau về hình thức
song bản chất cũng tương tự nước Mỹ. Các đảng gọi là “đối lập” nhưng thực
chất chỉ cạnh tranh ảnh hưởng quyền lợi kinh tế, về chính trị không có sự đối
lập. Đảng Cộng sản chỉ mang tính nghị trường, cải lương, không bao giờ thực
sự là đối trọng về chính trị, muốn tồn tại thì không được đe dọa tới quyền
lợi giai cấp tư sản.
Tóm lại, trên thế giới hiện tại, những
quốc gia phát triển nhất chính là những nước có sự “độc đảng” ở tầm cao nhất.
Sự độc đảng đã quy tụ được sức mạnh chính trị-nền tảng phát triển kinh tế của
một quốc gia. Nhìn lại lịch sử dân tộc ta hàng nghìn năm, tuy chưa có đảng
phái nhưng chính thể chế đương quyền cũng có thể gọi là một đảng, người đứng
đầu đảng là đức Vua. Thời kỳ nào mà “vua sáng”, “tôi hiền” thì thể chế vững
mạnh, kinh tế phát triển, dân sinh sung túc, đất nước thái bình, ngoại bang
không có cớ ngó nhòm thôn tính. Những khi xuất hiện một lực lượng chính trị
đối lập cùng sự tha hóa của thể chế đương thời, đó là sự bắt đầu của những
nội chiến, phân tranh, đầu rơi, máu chảy... Đó cũng là cơ hội cho ngoại bang
nhảy vào “đè đầu, cưỡi cổ”, dựng nên những thể chế tay sai phục vụ cho việc
vơ vét tài nguyên, bóc lột dân lành.
Một số người đang nhầm lẫn, coi hình mẫu Nhà
nước tư bản là thể chế đa nguyên mặc dù chính các nước này không hề và chưa
bao giờ chấp nhận sự “đa nguyên” đúng nghĩa.
Đảng CSVN trong 83 năm tồn tại, phát
triển đã có nhiều giai đoạn phạm phải sai lầm, khuyết điểm. Tuy nhiên, những
sai lầm, khuyết điểm đều được nhận ra, kiên quyết sửa chữa, chính vì vậy đã
quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc, đánh đuổi hết ngoại xâm, đưa đất nước
vượt qua khó khăn, phát triển không ngừng. Thành tựu kinh tế, vị thế chính
trị của Việt
Đa nguyên chính là cái bẫy dân chủ của
Chủ nghĩa tư bản.
Đinh
Hoàng
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)