Bị
dẫn dụ mù quáng
Trước
khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức và
dự hội nghị G20, trên mạng xã hội
loan truyền thông tin: Thủ tướng Đức sẽ
không tiếp Thủ tướng Việt Nam vì vấn đề
nhân quyền! Sự
thật thế nào thì nay mọi người đều biết, không những Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc được đón tiếp trọng thị mà lịch trình thăm Cộng hòa Liên bang Đức diễn
ra các hoạt
động thiết thực, tình cảm nồng ấm cùng rất nhiều
cam kết về kinh tế, xã hội, giáo dục... giữa hai nước.
Những
ngày qua trên mạng xã hội facebook lại loan truyền thông tin tạo thành trào
lưu ở một bộ phận người trẻ mang tên Anti vaccine (chống
lại vắc-xin)! Nguyên do có thể từ một vài
trường hợp trẻ em bị tai biến khi tiêng phòng.
Năm
1796 một bác sĩ
người Anh là Edward Jenner
phát hiện ra cơ chế vắc-xin
khi cả châu Âu xảy ra dịch đậu mùa. Từ kinh nghiệm dân gian ông thấy những
nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh, họ
trở nên miễn nhiễm đối với bệnh này. Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò
của một bệnh nhân rồi cấy dịch này vào cánh tay một cậu bé
8 tuổi khỏe mạnh. Sau đó cậu bé có những triệu chứng của bệnh đậu bò và 48
ngày sau khỏi hẳn căn bệnh.
Jenner lại tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu cho cậu bé đó nhưng cậu không hề
mắc lại căn
bệnh. Đó là một hành động tuy mạo hiểm nhưng có
tính khai phá: Chủng ngừa đã đề kháng được bệnh.
Tám
mươi năm sau, Louis Pasteur nghiên cứu bệnh tả khi dịch này đang
tàn sát đàn gà ở Pháp. Bằng các nghiên cứu và thực nghiệm, ông đã xác nhận
các giả thuyết của Edward Jenner, giúp mở đường cho ngành miễn dịch học hiện
đại của thế giới ra đời.
Hơn 200 năm qua
nhân loại đã vượt qua nhiều đại dịch tưởng chừng xóa sổ sự sống của con người
như dịch hạch, dịch tả... song nguyên lí miễn dịch học cùng các loại vắc-xin
ra đời chính là “tấm lá chắn” vững chắc bảo vệ loài người. Hiện hầu hết các
loại bệnh tật ở cả người và động vật đã có vắc-xin giúp hệ miễn dịch chống
lại sự xâm nhập của vi-rút gây bệnh. Vắc-xin cùng thuốc kháng sinh là những
thành tựu phi thường của nền y học thế giới.
Ấy vậy mà chỉ với một số thông tin không được kiểm
chứng, chẳng có căn cứ khoa học, một số người muốn phủ định một thành tựu to lớn của nhân loại là vắc-xin
phòng bệnh! Những người theo trào lưu này hẳn chưa biết rằng vào năm 1840 cũng từng diễn ra trào lưu chống lại việc
sử dụng vắc-xin ngay tại nước Anh. Cách đây 10 năm tại Mỹ cũng tái diễn
trào lưu tương tự. Các trào lưu phi lí trên đều nhanh chóng bị tẩy chay và loại bỏ. Vắc-xin vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Vắc-xin cũng như các loại thuốc kháng sinh và bất kì
loại thuốc hữu ích nào đều không phải là sản phẩm hoàn hảo với mọi cơ địa, mọi thực thể sống. Tác
dụng phụ của dược phẩm luôn song hành với ích lợi nó mang lại, dù có thể chưa
đến 1 ‰.
Mạng xã hội đưa lại cho con người vô vàn tiện ích, nhất là trước ngưỡng cửa của thời đại
vạn vật kết nối. Bước vào cuộc cách mạng 4.0 mỗi người cần có “bộ lọc” riêng, đừng để đắm chìm bởi “đại dương thông
tin” mênh mông, hỗn tạp. Cũng chớ nghe những “thầy mù xem voi” xui khiến mà lầm
lạc. Thông tin giả nhưng hậu quả là thực. Từ bỏ vắc-xin có thể gây hậu quả khó lường cho mình và cả cộng
đồng.
Đinh Hoàng
Bài đăng Báo Người cao tuổi ngày 19/7/2017
|
Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)