To và bé
Hai ông Nông và Công
nói chuyện với nhau quanh chuyện sự phát triển của các thành phố. Ông Nông
phàn nàn:
- Những năm gần đây
tôi thấy các thị trấn, thị xã, thành phố trên cả nước phát triển nhanh quá,
thị trấn thì chạy để lên thị xã, thị xã thì vươn lên thành thành phố, thành phố
loại 2 thì xin lên loại 1... Chả bù cho lĩnh vực kinh tế, nhịp độ tăng trưởng
cứ chậm dần, chẳng mấy mà đình đốn, dậm chân tại chỗ!
Ông Công:
- Ở xứ ta đang mắc
chứng bệnh “đầu to” mà ông. Tuy nhiên nhiều người lại thích chứng bệnh này.
- Đã gọi là bệnh thì
có ai lại thích được? Đơn vị hành chính càng lên cấp thì công tác quản lý đô
thị càng khó khăn, phức tạp hơn chứ? - Ông Nông căn vặn.
- Ông có thấy từ khi
thị xã ta lên thành phố, cán bộ, công chức có phải tăng giờ làm không?
- Cái đó thì theo luật lao động, sao tăng
được? Tôi nghĩ mọi thứ vẫn thế thôi, có chăng chỉ thay đổi cái tên.
- Thế mà có cái lại
tăng đấy, chẳng hạn như tiền lương chức vụ, tiền trách nhiệm của cán bộ, công
chức, rồi chi ngân sách vv… đều tăng cả. Cho nên bệnh “đầu to” nó cũng kéo
theo chứng “bụng to”, cái chứng mà nhiều anh cán bộ rất thích! Chỉ có mấy ông
chủ Nhân dân bụng ngày một tóp lại là không thích thôi.
Đinh Hoàng
|
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Chuyện vui:
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012
Chuyện vui:
Tài nguyên
Đang mải mê tưới tắm cho vườn cây cảnh
trước sân, trưởng thôn Văn Hiệp không nhận ra tay Vơ, cán bộ địa chính thôn
đến từ khi nào đang nghênh nghênh đầu vừa vê cằm râu lởm chởm, ngắm cây sanh
thế:
- Hết thời sốt cây cảnh rồi bác Hiệp
ơi, bây giờ phải nghĩ cách khác mà kiếm tiền chứ.
- Chú “Vơ địa chính” đấy à, đến lúc nào
tôi không hay - Trưởng thôn Văn Hiệp ngừng tay tưới quay ra nói - Thế chú có
cách gì kiếm tiền đấy, mà với chân trưởng thôn quèn như tôi thì kiếm chác
được gì? Đất đai của thôn mấy năm đô thị hóa thì đã cắt, chém, chia ra bán
hết, tiền quỹ cũng tiêu vãn rồi.
- Đất là thứ tài nguyên có giá nhất ở
thôn ta thì cũng đã hết. Giờ ta phải tìm nguồn tài nguyên mới chứ. Bác có
biết ta có nguồn tài nguyên không bao giờ cạn không? - “Vơ địa chính” nheo
nheo cặp mắt lươn cười tủm tỉm hỏi lại.
Trưởng thôn Văn Hiệp:
- Cậu vốn là tay đầu nậu khai thác cát
sông, sở trường chỉ có việc hút cát lên đem bán, nộp thuế tí ti gọi là, còn
lãi bao nhiêu bỏ túi, việc đấy dễ dàng chứ không dễ như cán bộ quản lý đâu.
Cậu nên nhớ bây giờ mình đã là cán bộ địa chính thôn chứ không phải phường
buôn bán đâu nhé. Mà cậu muốn nói thôn ta có nguồn tài nguyên gì thế?
- Đó là 2000 nhân khẩu thôn ta! - Vơ
nói chắc như đinh đóng cột.
- Cậu cứ nói chơi, tôi đem dân đi bán
cho Trung Quốc được chắc?
- Không ai bắt bác bán dân đâu. Xin
hỏi bác nhé, nếu mỗi người dân nộp cho bác 10.000 đồng thì bác sẽ có bao
nhiêu tiền?
Nhẩm tính vài giây, trưởng thôn đã có
ngay đáp số:
- 20 triệu. Nhưng bỗng dưng vô lý ai
người ta nộp tiền cho tôi?
- Thế mới phải có sáng kiến. Bác chịu
khó động não một tí. Theo em, có rất nhiều cách thu tiền của dân, cách nào
cũng có lý, đúng luật cả, chẳng hạn ta lập một cái quỹ gọi là “Chỉnh trang
thôn văn hóa”, yêu cầu tất cả các hộ xây dựng nhà mới hay cơi nới, sửa chữa phải
đóng cho thôn 10% giá trị công trình. Hoặc lập quỹ “Cải tạo môi trường”, mà
quỹ này sẽ thu trên đầu nhân khẩu vì càng nhiều người thì càng thải ra nhiều
chất thải. Quỹ này có thể thu hàng tháng, mỗi khẩu 5.000 đến 10.000 đồng, chỉ
thế thôi mỗi tháng đã có hàng chục triệu đồng rồi, bác tha hồ mà tiếp khách!
Và …
Vơ đang cao hứng ba hoa, trưởng thôn
Văn Hiệp xua tay:
- Thôi thôi… tôi hiểu rồi, cậu đúng là
tay cán bộ có nguồn gốc kinh doanh, chợ búa, khôn ranh ra phết, nhưng cũng được việc đấy.
Tôi đồng ý với cậu về sáng kiến này. Nhưng để tôi bàn thêm với lão Vét, bí
thư chi bộ đã. Dù sao cũng phải có tí gọi là chủ trương lãnh đạo chứ.
“Vơ địa chính” đã về, trưởng thôn Văn
Hiệp lại phun nước tưới cây, vừa làm vừa gật gù: Tài nguyên, tài nguyên… Nhân
Dân. Đúng là mình sống giữa đống “tài nguyên”, nó còn vô tận hơn cả dầu mỏ ấy
chứ, vậy mà không biết cách khai thác, chán quá!
Đinh Hoàng
|
Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012
Luận bàn:
Kỹ
nghệ châm ngòi
Xin nói ngay từ ‘châm ngòi’ ở đây ý tôi không phải là châm ngòi quả
pháo Tết hay quả mìn sát thương, đây là nói về những cuộc chiến tranh.
Quả pháo trong lễ tết Á Đông hay quả mìn sát thương muốn nổ được phải
có sự “châm ngòi” theo nghĩa đen từ này. Những cuộc chiến tranh cũng vậy, nó
được nổ ra đều phải có sự “châm ngòi”.
Chúng ta đều biết lịch sử hai thế kỷ qua chỉ có 2 cuộc chiến đẫm máu
trên bình diện quốc tế, đó là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)
và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Đây đều là “sản phẩm” của sự
tranh giành quyền lợi của Chủ nghĩa tư bản. Từ sau hai cuộc chiến trên, thế
giới cũng được chứng kiến những cuộc chiến tranh khác mang tính cục bộ của
các quốc gia riêng rẽ. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc chiến tranh này đều có
“bóng dáng” của các nước Phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Có thể điểm tên các cuộc
chiến tranh này, đó là cuộc chiến Kosovo của NATO lật đổ chế độ của ông
Slobodan Milosevic; cuộc chiến chống nhà nước Taliban tại Apghanistan do Hoa
Kỳ phát động nhằm trả đũa vụ 11/9/2001; cuộc chiến của Mỹ và NATO lật đổ chế
độ của ông Sadam Hussein tại Iraq năm 2003 và lật đổ ông Muammar al-Gaddafi
tại Libya năm 2011…
Mỗi cuộc chiến trên đều được những người “sản xuất” ra nó tạo dựng một
cách công phu, tỉ mỉ với một “công nghệ” châm ngòi siêu đẳng! Quy trình của
công nghệ đó là: Tạo sự bất ổn xã hội, nâng lên bất ổn chính trị à Xây dựng lực
lượng đối lập à Tạo dựng những
sự vụ đe dọa an ninh chung (cho người dân chính quốc hay nước khác) à Kêu gọi quốc tế
trừng phạt mà đích cao nhất là sự đồng thuận, cho phép hành động của Hội đồng
bảo an LHQ à Ra tay bằng
hành động quân sự lật đổ chính thể hợp pháp, thay thế bằng chính thể mới thân
Phương Tây. Những cuộc chiến trên đều khó có thể xảy ra nếu không có sự tạo
dựng nguyên cớ, sự châm ngòi của các lực lượng hiếu chiến.
Mọi người đều đã biết “nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt” của Nhà nước
Iraq dưới thời ông Sadam Hussein chính là lý do để Mỹ và NATO phát động cuộc
chiến được coi là “hợp pháp” này. Cho đến nay, dù đã cày xới tung cả đất nước
Cái gọi là “tội ác” của lãnh tụ Libya Ghaddfi đã không được đưa ra xét
xử công khai, thay vào đó là một cuộc xử bằng luật rừng như thời Trung cổ của
phe phiến quân khiến cả thế giới rợn người. Cuộc chiến ở
Những ngày này, cả thế giới lại phập phồng lo ngại trước một ngòi nổ
chiến tranh mới sắp được châm ở Syria nhằm lật đổ nốt một lãnh tụ “cứng đầu”
chống lại quyền lợi của Mỹ và Phương Tây tại khu vực Tây Á - ông Al-Assad.
Hiện nay họ đang gắng thu gom các lực lượng đối lập (vốn chia năm xẻ bảy do
tranh giành quyền lợi) lại, chọn lấy một “ngọn cờ” khả dĩ để từ đó lấy cớ
phát động chiến tranh. Với những “kinh nghiệm” tạo cớ quá lão luyện của Mỹ và
NATO, việc này hầu như nằm trong tầm tay họ. Vấn đề chỉ còn là thời gian.
Quay lại 48 năm trước (8/1964) ta có thể nhớ lại Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
do Mỹ đạo diễn. Đây chính là cái cớ để Mỹ châm ngòi và gia tăng chiến tranh
tại Việt
Đinh Hoàng
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)