Ai bị
thiệt?
Xin kể một câu
chuyện thế này và xin hỏi bạn rằng ai bị thiệt:
Ông X có một nguồn
vốn ODA dư giả, lãi suất thấp (5%) mang cho người con là ông Y (đã ở riêng,
sống với con) làm vốn kinh doanh. Ông Y không kinh doanh mà lại cho con mình
(tức cháu nội của ông X) vay lại, vẫn với lãi suất 5%. Tuy nhiên do thiếu vốn
kinh doanh nên ông Y lại phải đi vay vốn của con mình (tức cháu nội ông X)
với lãi suất 9% để làm ăn.
Như bạn đã biết,
năm qua kinh tế chưa thoát khỏi đình đốn, khó khăn, kinh doanh để có lãi 8-9%
đã là khó chứ đừng nói lãi hơn để trả nợ 9%. Chuyện ông Y bị lỗ là chuyện dễ
hiểu. Riêng thằng cháu nội chẳng cần làm gì cũng có lãi 4%.
Do thua lỗ, ông Y
quay lại xin bố (ông X) khoản ODA khác để bù lỗ cho kinh doanh.
Cực chẳng đã, ông
X lại phải chi tiền cho ông Y bù lỗ.
Ai là người chịu
thiệt?
(Xin tiết lộ với
các bạn một câu chuyện tương tự. Vừa qua Thanh tra Chính phủ đã kết luận
thanh tra với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong đó có nội dung: Việc Tập
đoàn đem vốn ODA lãi suất thấp cho các Công ty con của Tập đoàn vay, rồi EVN
lại vay của Công ty con với lãi suất cao để kinh doanh là không vi phạm pháp
luật. Hiện EVN vẫn đang nợ nần hàng chục ngàn tỷ đồng. Thôi thì trông chờ lãi
từ tăng giá điện không phải nộp Nhà nước năm tới mà trả nợ dần vậy).
Đinh
Hoàng
|
Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét