Những kẻ phạm tội đang vô can
Trộm chó – thực
trạng nhức nhối
- Ngày 7/6/2010, bức xúc vì nhiều lần bị bắt
trộm chó, người dân xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An) đã đánh chết một đối
tượng trong “hiệp hội bắt chó”. Ngay hôm sau, hàng trăm thanh niên (thuộc
hiệp hội trên) đeo kính đen, bịt khẩu trang, đi xe máy “diễu hành” dọc đường
để đe dọa.
- Ngày 29/8 năm 2012 tại thôn Nhĩ Trung (xã
Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị) người dân phát hiện Nguyễn Xuân Triều và
Nguyễn Đăng Cường (cùng ngụ Lệ Thủy, Quảng Bình) đi xe máy đeo biển số giả mang theo
dụng cụ và đồ nghề trộm chó, họ hô hoán nhau rượt đuổi. Triều và Cường bị vây
đánh.
Triều chết tại chỗ, còn Cường bị thương nặng và được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng đã chết ngay sau đó.
- Khoảng 22h ngày 8/4/2013, tại xã Hiệp Hòa
(huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), người dân phát hiện một nam thanh niên đi xe
máy đang có hành vi câu trộm chó. Sau tiếng hô hoán, người dân trong xã túa
ra đuổi bắt gã “cẩu tặc”. Tên trộm chó không có đường trốn thoát, bị bắt và
đánh tại trận, sau đó chết trên đường đi cấp cứu.
- Vào khoảng 2h30 ngày 13/8/2014, tại thôn
Lôi Khê, xã Hồng Khê, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương người dân phát hiện
tên trộm chó đã hô hoán và đánh hội đồng. Đối tượng bị đánh chết là Nguyễn
Văn Công (27 tuổi, trú tại xã Cổ Bì, Bình Giang).
- Ngày…
Một "cẩu tặc" bị bắt
Còn rất nhiều những mẩu tin như trên đều đặn
xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Bao người dân bức xúc vì tài sản
của mình không được bảo vệ. Bao gia đình của những “cẩu tặc” gặp họa, tan
hoang. Đã không ít “cẩu tặc” và cả người dân lương thiện bỗng vào vòng lao lý
vì trộm chó và đánh chết trộm chó.
Chính quyền các địa phương đã vào cuộc, tuyên truyền, vận
động bằng nhiều cách…
Cơ quan chức năng đã vào cuộc, xử lý nhiều đối tượng trộm
chó trong đó cả tống vào tù…
Nhưng, trộm chó vẫn tiếp tục hoành hành. Những “cẩu tặc”
vẫn bị người dân tự xử bằng “luật rừng” một cách thảm thương.
Chẳng lẽ các cơ quan công quyền trong hệ thống chính trị bó tay?
Nguyên nhân, giải pháp nào với
vấn nạn “cẩu tặc”?
Có thể coi trộm chó như một “nghề” siêu lợi nhuận. Mỗi con
chó chừng 15kg, trộm được là “cẩu tặc” đã kiếm ngót triệu đồng. Ai làm gì
trong một đêm ra hai, ba triệu hoặc hơn thế?
Mác từng nói đại ý khi lợi nhuận lên 300% thì có
treo cổ lên, tên tư sản vẫn dám làm. Vậy thì “cẩu tặc” chẳng cần đầu tư tư bản vẫn có lợi nhuận khủng có ngán chi cái chết!
Với người dân, của đau con xót, mất của ai chẳng bực tức.
Dù không tham gia đánh, biết có người đánh chết trộm chó họ cũng chẳng bao giờ
tố giác. Thậm chí ở làng nọ sau vụ đập chết “cẩu tặc” cả làng cùng tự thú là
đánh chết người! Chẳng lẽ bỏ tù cả làng!?
Nhưng,
còn “một kẻ” mà cho tới nay chưa được nhiều người và cả cơ quan chức năng
nhắc tới – đó là những gã chủ quán
thịt chó, họ cũng đang hưởng một phần trong cái siêu lợi nhuận của những
tên “cẩu tặc”! Họ đang phạm tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng hầu như vẫn đang vô can!
Điều 250
Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có như sau:
“1.
Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do
người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.
…
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt
này”…
Nếu
không có những kẻ “thầu chó” từ nguồn trộm cắp thì trộm chó bán cho ai? Chẳng
nhẽ “cẩu tặc” chỉ mang “đồng loại” về ăn thịt?
Như
vậy cái “công đoạn” tiêu thụ chó trộm, một công đoạn cốt yếu đã không được cơ
quan chức năng quan tâm xử lý. Với hình phạt như trên, chỉ cần xử lý vài vụ
làm điểm, chắc những gã “thầu chó” cũng sẽ run tay.
Liệu có quản được “công đoạn” tiêu thụ này? Thiết nghĩ
điều này chẳng quá khó khăn. Chẳng hạn như yêu cầu các chủ quán thịt chó hoặc
người buôn chó khi mua bán phải có hóa đơn hoặc biên nhận rõ ràng. Nếu là
người buôn đi mua thu gom từ người dân thì lấy biên nhận của người nuôi chó
(tất nhiên trong biên nhận phải đủ thông tin để xác minh khi cần như địa chỉ
cư trú, họ tên, số chứng minh thư, điện thoại… của cả người mua và bán). Cơ
quan quản lý thị trường, chính quyền sở tại có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm
tra các quán kinh doanh thịt chó và những người buôn chó. Những ghi chép thu
mua cùng những biên nhận sẽ là căn cứ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của những
con chó được buôn bán, tiêu thụ.
***
Chết xuống âm phủ biết có hay
không?
Hầu hết giới mày râu và không ít chị em phái đẹp có
chung món khoái khẩu là thịt chó. Văn hóa ẩm thực Á Đông, nhất là với Việt
RTC (rượu thịt chó) – một câu khẩu ngữ luôn có sức quyến
rũ với những “đệ tử” Lưu Linh.
Có khi nào ngồi trong một “Chó tửu quán”, gắp miếng dồi
chó thơm lựng ta đã tự hỏi: Liệu đây có phải là thịt chó của bọn “cẩu tặc”? Liệu
ta có đang gián tiếp, đang vô tình đồng lõa với những tên trộm chó?
Đinh Hoàng
|
Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét