Học
đại
Ngạn ngữ xưa có câu “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất
nông, nhì sĩ”. Nay chẳng còn mấy nhà vướng vào cảnh đói kém như xưa vì Việt
Nam ta đã đứng vào hàng nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Nông không còn
đứng thứ nhất, phải chăng ngôi ấy đã nhường cho Sĩ? Vậy vị thế những sĩ tử
lớn nhỏ của ta ngày nay ra sao?
Có thể nói trẻ em nước ta từ khi lên 4 đến 5 tuổi là đã bước vào
cuộc đời “kẻ sĩ”, nhất là ở thành phố. Trước khi vào lớp 1 đa số các cháu đã
phải thực hiện một chương trình gần như dự bị “đại học chữ to”. Nhiều trường
và không ít giáo viên áp dụng “sáng kiến” cho các em “làm quen” lớp 1 trong
dịp Hè trước ngày khai trường. Các lớp “làm quen” này thường do chính nhà
trường hoặc các cô dạy cấp tiểu học mở. Nhờ vậy nhiều em chưa cắp sách đến
trường có thể đã thuộc mặt 24 chữ cái, ghép mấy từ đơn giản và đếm từ 1 đến
10 hoặc hơn. Vậy nên em nào không vào lớp “dự bị” sẽ lạc hậu và có nguy cơ
không theo kịp bạn đồng lớp khi tựu trường. Có thể thấy, phận “kẻ sĩ” đã vất vả,
nhọc nhằn ngay từ ngưỡng cửa lớp 1.
Kẻ sĩ “đại học chữ to” là vậy, còn đại học “chữ nhỏ” thì sao? Các
em học sinh lớp cuối cấp trung học phổ thông có thể ví chịu áp lực dồn nén
của 12 năm “mài” đũng quần trên ghế nhà trường cùng biết bao tâm sức, chi phí
mà gia đình đã bỏ ra. Cái sự học thêm được nâng lên đỉnh cao mang tên luyện
thi, nơi học được gọi cũng rất “khốc liệt” là... “lò luyện”. Tuy “khốc liệt”
vậy nhưng đến với trường đại học ngày nay cũng chẳng còn “cao vời vợi, 10
người leo tới 9 người rơi” như thuở nào. Với hệ thống trường đại học trăm hoa
đua nở, có ở hầu khắp các tỉnh, thành như hiện nay nên các trường đại học,
cao đẳng đang phải chạy đua để "thu vét" sinh viên cho đủ. Đến
trường danh giá như Đại học Dược Hà Nội mà năm nay cũng khó khăn trong tuyển
sinh! Cách đây chừng hơn 30 năm, chỉ cần đỗ đại học đã được mọi người nhìn
với ánh mắt ngưỡng mộ. Nay không đỗ đại học có khi còn bị coi là sự lạ!
Sự "học đại" hiện nay đã để lại hệ quả có hàng trăm
nghìn sinh viên ra trường chẳng thể kiếm được việc làm. Theo thống kê của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội thì chỉ trong quý 2 vừa qua đã có gần
178.000 cử nhân, thạc sĩ không kiếm được việc làm, cao đẳng cũng có hơn
100.000 người thất nghiệp. Nhiều sinh viên qua nhiều kì phỏng vấn tuyển dụng đều
rớt, cuối cùng đã phải quay lại học đại lấy một cái nghề để đầu quân vào đội
ngũ công nhân tại các khu công nghiệp!
“Kẻ sĩ” hơn chục năm trời công sức học hành "tu luyện"
cuối cùng nhiều người cũng chỉ là một “kẻ thợ”. Đã đến lúc cả xã hội cần có
cái nhìn mới về sự học và lập nghiệp, không thể học đại lấy tấm bằng đại học!
Đinh Hoàng
Bài
đăng Báo Người cao tuổi ngày 6/9/2016
|
Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét