luận bàn:
“Nhân
tai” mang tên Trung Quốc
Thương lái Trung Quốc gom hàng thủy hải
sản của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trị giá hàng chục tỷ đồng rồi bỏ
trốn.
Thương nhân Trung Quốc thao túng thị trường nông sản (sắn, khoai lang,
dứa, gạo…) bằng chiêu đẩy giá lên cao vút sau đó đột ngột hạ thấp khiến nông
dân nhiều vùng khốn đốn vì phải bán tống bán tháo.
Gà “quá đát” từ Trung Quốc ồ ạt chiếm lĩnh thị trường Hà Nội.
Nội tạng động vật ôi thiu liên tục bị phát hiện có xuất xứ nhập khẩu
từ biên giới phía Bắc.
Trái cây Trung Quốc được bảo quản hóa chất lạ để nửa năm vẫn “tươi
nguyên” không hề hấn gì.
...
Và gần đây báo chí lại liên tục nói về “dịch” Phòng khám Trung Quốc
với đủ chiêu trò: Kê đơn, bốc thuốc giá trên trời; Kê đơn, bán những loại thuốc
không tem nhãn, xuất xứ nguồn gốc; Bác sỹ Trung Quốc không có bằng cấp chuyên
môn hành nghề tựa “lang băm”, vv và vv…
Những chuyện động trời trên đã xảy ra trong thời gian dài, được báo
chí đăng tải liên tục nhưng xem ra các cơ quan chức năng của ta vẫn chưa “rõ’
lắm, bởi vẫn chưa có những biện pháp, hành động hữu hiệu nào để chấn chỉnh,
ngăn chặn. Người dân đã, đang và sẽ tiếp tục gánh chịu những hậu quả của tình
trạng này.
Người Trung Quốc có câu “chưa thấy quan tài chưa rơi lệ”. Rồi thì cái
gì phải đến đã đến. Chiều ngày 14 tháng 7 năm 2012, chị Nguyễn Thị Thu Phong
với một chứng bệnh phụ khoa thông thường, một mình đến bệnh viện Maria (bác
sỹ Trung Quốc) tại Hà Nội, chỉ sau mấy giờ điều trị đã bỏ mạng đầy bí ẩn cùng
tờ hóa đơn ngót 9 triệu đồng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trước lúc chết chị Phong không điện thoại được
để báo tin cho gia đình về nơi mình điều trị? bởi bệnh viện này đã có dự tính
“phi tang” xác nạn nhân hòng thoát tội. Có lẽ đó sẽ là một vụ “mất tích” bí
ẩn. Chuyện này nghe ra na ná như phim kinh dị trong điện ảnh Mỹ!
Thiên tai là hiểm họa của thiên nhiên song dù sao cũng phần nào được
đoán định để phòng tránh.
“Nhân tai” là tai họa do con người mang đến. Đây là thứ tai họa nguy
hiểm, khó lường nhất.
Ai là người giúp dân ta tránh được những “nhân tai” như trên đây? Các
cơ quan chức năng được nuôi dưỡng bằng tiền đóng thuế của người dân đang làm
gì? Đã có “quan tài” rồi, liệu cơ quan chức năng đã “rơi lệ” chưa? Phải chăng
họ cũng nên có một lời khuyên đại loại “hãy là người tiêu dùng thông thái”,
“hãy là những bệnh nhân thông thái”... Còn đối với nạn nhân Nguyễn Thị Thu
Phong thì “hãy là một linh hồn thông thái” - để, giả sử mất xác còn biết báo
mộng cho gia quyến tìm lại!
Đinh Hoàng
|
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét