"Nâng đỡ" mê tín?
Không rõ từ bao giờ, lễ
hội dân gian ngày càng bị biến tướng, thương mại hóa rồi thành chuyện buôn
thần, bán thánh?
Nhiều
nhà nghiên cứu văn hóa Hán Nôm khẳng định những nghiên cứu tư liệu địa phương
chí, quốc sử các triều đại, hội điển biên soạn vào thời Nguyễn thế kỉ XIX
không thấy chi tiết nào đề cập hoạt động phát ấn ở các di tích đền Trần. Thực
tế không có lễ khai ấn nào có căn cứ lịch sử và khoa học.
Gương mặt xấu xí của lễ hội
Bắc Ninh đã thay đổi được hình thức lễ chém lợn ở Ném Thượng; Quảng Nam đã từ
bỏ lễ đâm trâu của người Cơ Tu, đó là tín hiệu đáng mừng. Thiết nghĩ, các địa
phương khác nên học tập hai tỉnh này, đừng vô tình “nâng đỡ” hủ tục mê tín,
để lễ hội thực sự là những hoạt động văn hóa lành mạnh, văn minh.
Đinh
Hoàng
|
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017
Tăng thu bằng
cách nào?
Từ khi giá dầu thế giới giảm sâu, ngân sách Nhà nước bị sụt giảm khá nhiều
bởi nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô và thuế xuất nhập khẩu xăng dầu chiếm tỉ
trọng lớn.
Tuy rất khó khăn trong bảo đảm nguồn thu ngân sách năm 2016 song ngành thuế
đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Đây là một nỗ lực lớn đáng ghi nhận và cũng
nói lên một điều, tăng thu ngân sách không chỉ phụ thuộc vào xăng dầu.
Gần
đây, trước dự thảo văn bản của ngành thuế đề nghị nâng mức thuế bảo vệ môi
trường (BVMT) với mặt hàng xăng dầu từ 4.000 đồng hiện nay lên mức cao nhất
có thể tới 8.000 đồng/lít đã nổi lên dư luận trái chiều. Ngành thuế cho rằng
tăng thuế BVMT không ảnh hưởng tới giá bán xăng dầu! Có người cho rằng cơ
quan ban hành chính sách vẫn nặng tư tuy tận thu, cứ thiếu nguồn ngân sách là
“nhăm nhăm nhìn vào túi tiền người dân và két bạc doanh nghiệp!”.
Cũng có chuyên gia đặt câu hỏi: “Tăng thu
thuế BVMT có phải chỉ đơn thuần BVMT?”. Được biết nguồn tiền thu thuế BVMT đã
tăng liên tục trong mấy năm qua. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu từ
thuế BVMT liên tục tăng, từ mức 11.160 tỉ đồng năm 2012, đến năm 2016 đã đạt
42.393 tỉ đồng. Trong khi đó, tổng chi sự nghiệp môi trường năm 2010 là
6.200 tỉ đồng, tăng dần hằng năm và đến 2016 cũng chỉ khoảng 12.200 tỉ đồng.
Nguồn thu thuế BVMT còn dư khá nhiều, chi sự nghiệp môi trường chưa hết 1/3,
vậy tăng thuế BVMT làm gì?
BVMT
là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ Việt Nam mà cả thế giới. Thuế BVMT
đang có một sự "bứt phá", nếu tăng gấp đôi (8.000đ/lít xăng) có thể
mang lại nguồn thu ngân sách hơn 80 nghìn tỉ đồng mỗi năm. Hình như nguồn thu
này đang thay thế "trách nhiệm" của thuế xuất nhập khẩu xăng dầu,
khi mà sắc thuế này đang trên lộ trình tiết giảm tiến tới xóa bỏ bởi cam kết
của các hiệp định thương mại tự do?
Xăng
dầu, điện lực… là đầu vào quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong nhiều ngành
sản xuất và đời sống người dân. Tăng thuế BVMT sẽ khó có thể giữ giá bán hiện
nay bởi doanh nghiệp xăng dầu cũng cần bảo đảm lợi nhuận. Giá xăng dầu tăng
sẽ trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất, hàng hóa sẽ
phải tăng giá và giảm sự cạnh tranh của hàng Việt. Và tác động dây chuyền,
khi hàng hóa tăng giá mạnh rất khó kiềm chế lạm phát theo mục tiêu của Chính
phủ. Khi đó nền kinh tế dễ lâm vào những hệ quả xấu khó lường.
Nguyên
nhân vì đâu vẫn giữ được ổn định nguồn thu ngân sách năm qua trong khi thu từ
dầu thô và thuế xuất nhập khẩu mặt hàng này không tăng? Được biết năm 2016,
Việt Nam có 110.100 doanh nghiệp thành lập mới và 26.689 doanh nghiệp quay
trở lại hoạt động. Đây là số doanh nghiệp tăng cao kỉ lục từ trước đến nay.
Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, việc quản lí, chống thất
thu, chuyển giá cũng đã có bước chuyển biến bước đầu. Phải chăng đây chính là
lí do đã giúp ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm qua?
Ngành
thuế cần vươn lên theo hướng trở thành cơ quan kiến tạo, nuôi dưỡng tốt nguồn
thu, quản lí chặt chẽ, chống thất thu mới là kế sách vững bền ích nước, lợi
dân.
Đinh Hoàng
(Bài đăng Báo Người cao
tuổi ngày 14/2/2017)
|
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017
Giá trị để lại
Khi được hỏi về việc tại
sao ông chỉ để lại cho 4 người con mỗi người 10 triệu USD, tỉ phú hàng đầu
thế giới Bill Gates cho biết, ông không muốn cho con quá nhiều tiền, bởi ông
muốn để con tự do chọn lựa điều chúng muốn làm trong cuộc đời. "Tôi nghĩ
một đứa trẻ nên được nuôi dạy để hiểu rằng, chúng sẽ phải tự mình tìm việc và
không nên mặc định rằng sẽ có một khoản tiền nào đó hoặc sẽ được trao tất cả
số tiền chúng cần", ông Bill Gates chia sẻ. Theo ông, việc để lại cho
con một khoản tiền lớn có tác động tiêu cực hơn là tích cực.
Mark Zuckerberg người giàu thứ 16 thế giới với 46,8 tỉ USD
tài sản. Trong bức thư hai vợ chồng gửi con gái đăng trên facebook của ông chủ mạng xã
hội, hai người viết: “Max, bố mẹ yêu con và cảm thấy mình có trách
nhiệm rất lớn rằng phải tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho con và toàn bộ
trẻ em. Bố mẹ mong con có một cuộc sống đầy tình yêu, hi vọng và sự vui vẻ
như con đã mang lại cho bố mẹ. Bố mẹ rất nóng lòng muốn trông thấy con sẽ
mang đến điều gì cho thế giới này”. Họ thông báo sẽ hiến tặng 99% số cổ phiếu facebook đang nắm giữ, tương đương 45
tỉ USD để cải thiện chất lượng sống và tiềm năng con người trên thế giới. “Mục
tiêu hiện tại của chúng tôi là cải thiện giáo dục, y tế, kết nối mọi người và
xây dựng các cộng đồng vững mạnh. Chúng tôi biết đây chỉ là sự đóng góp rất
nhỏ với tất cả nguồn lực và nhân tài đang giải quyết những vấn đề này”.
Năm 2010 khi còn sống tỉ phú Yu Pang-lin người Trung
Quốc tuyên bố sẽ chuyển số tài sản trị giá 9,3 tỉ nhân dân tệ (tương đương 2
tỉ USD) vào ngân hàng và di chúc số tiền sẽ được làm từ thiện sau khi ông qua
đời. “Nếu các con tôi tài giỏi hơn tôi, chúng sẽ không cần tới số tiền này.
Còn nếu chúng không đủ năng lực, gia sản của tôi sẽ chỉ làm hại chúng mà thôi”,
ông nói…
Câu chuyện của các cụ tổ hưu phố Thụy Khuê khá rôm rả xung quanh các tỉ
phú sử dụng đồng tiền thừa kế cho con cái. Cụ Nhân cho rằng: “Tuy chưa thể so
với tỉ phú thế giới nhưng Việt Nam ta nay không hiếm những người rất giàu và “siêu
giàu”. Nhiều người dù kín kẽ nhưng khi nghỉ hưu thì khối tài sản phần nào cũng
phát lộ”. Cụ Cương thì khẳng định: “Ở ta, người dùng phần lớn tài sản để làm
từ thiện hay phục vụ lợi ích cộng đồng rất khiêm tốn. Có lẽ tâm lí người Á
Đông hay nuông chiều con cái đến mức ích kỉ đã định hình trong nếp nghĩ nên nhiều
người chỉ quan tâm thừa kế cho con cháu, chẳng cần biết chúng sẽ sử dụng đống
tài sản ấy thế nào”. Cụ Khánh cho biết: “Có người nỗ lực cả đời, thậm chí bất
chấp pháp luật, đạo lí, tham nhũng để có đống của cải mà mấy đời dùng chưa
chắc đã hết. Ai cũng biết con người khi chết đi thì tiền của chẳng thể mang
theo. Nhưng để lại cho con cháu, dường như nhiều người chưa biết rằng có thể họ
đã để lại những mầm họa cho tương lai từ đống tài sản”.
Là nhà giáo vừa nghỉ hưu, cụ Tuệ khái quát vấn đề như triết gia: “Không
nhiều người giàu hiểu rằng cái mà họ để lại khi từ giã cõi đời giá trị nhất
chính là phẩm giá, nhân cách của những đứa con và tấm gương của chính mình.
Các tỉ phú Bill Gates, Mark Zuckerberg, Yu Pang-lin…
để lại cho đời giá trị lớn nhất không phải hàng tỉ đô-la mà là họ để lại những
tấm gương sáng!”.
Đinh
Hoàng
Bài
đăng mục “Suy ngẫm”, Báo Người cao tuổi
|
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017
Cần từ bỏ tư
duy… giá rẻ
Việt Nam là
một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo và một số nông
sản quan trọng. Những con số về khối lượng, giá trị tăng trưởng xuất khẩu
luôn làm nức lòng mọi người cùng niềm tự hào dân tộc bởi ta đâu chỉ có anh
hùng trong chống ngoại xâm?
Tuy nhiên, trái
với thành quả đó, hầu hết nông dân vẫn chưa thể giàu từ những cánh đồng vì
giá trị sức lao động ngày càng thấp. Vậy sản lượng, giá trị xuất khẩu nông
sản đang mang lại lợi ích cho ai? Chất lượng, giá cả của gạo Việt đang
bị nhiều nước (kể cả ở khu vực Đông Nam Á) “vượt mặt”. Một số loại gạo của
Thái Lan và Cam-pu-chia hơn hẳn gạo ta về chất lượng và dĩ nhiên “được giá”
hơn trên thị trường thế giới. Các nông sản ưu thế khác thì luôn trong trạng
thái “được mùa mất giá, được giá mất mùa” và thụ động trước nhu cầu nước
ngoài.
Tăng trưởng đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) những năm qua cũng là điểm sáng, như một trụ đỡ
nền kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên phía sau
“tấm huy chương FDI” còn nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như câu chuyện về nền
công nghiệp ô-tô: Sau hàng thập kỉ hướng tới mục tiêu có một nền công nghệ
hiện đại, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để doanh nghiệp nội có thị phần xứng
đáng trong giá trị mỗi chiếc ô-tô xuất bán. Tuy nhiên, mục tiêu mong đợi đó
vẫn đang xa vời phía trước! Việt Nam đơn thuần chỉ là nơi lắp ráp
ô-tô, điện thoại, máy tính…với giá nhân công “cạnh tranh” cùng hệ quả môi
trường không rẻ!
Người Việt ta
cần cù, thông minh. Lao động Việt Nam không phải kém về kĩ năng,
trình độ. Các cuộc thi tay nghề công nhân tại khu vực đã khẳng định điều đó.
Tuy nhiên, sức lao động của người Việt đang được “mua” với giá chưa tương
xứng. Mong những người làm chính sách hãy dành thời gian đến những xóm công
nhân, về những làng quê thuần nông, vùng sâu xem đời sống của họ ra sao. Liệu
có bao nhiêu phần trăm đủ điều kiện xếp ở mức sống tối thiểu?
Bước vào năm
mới, người lao động có niềm vui là lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng
(với mức khoảng 7,3-7,5%). Trong thực trạng lương chưa đủ cho mức sống tối
thiểu, việc tăng như trên cũng là đáng quý, giúp phần nào giảm bớt khó khăn
cuộc sống cho những người thu nhập thấp. Tuy nhiên, chỉ số lạm phát năm qua
ước tính tăng khoảng 4 - 5%, cũng có nghĩa đồng lương, thu nhập giảm tương
ứng. Đã có ý kiến lo ngại mức lương tối thiểu cao sẽ đẩy khó khăn cho doanh
nghiệp và nhiều công nhân có nguy cơ mất việc làm! Các kì thỏa thuận đề xuất
tăng lương tối thiểu luôn xảy ra căng thẳng giữa đại diện hai bên: Người lao
động và giới chủ.
Đúng là cần quan
tâm tới quyền lợi doanh nghiệp, họ kinh doanh phải có lợi nhuận. Nhưng có vẻ
doanh nghiệp đang được “chiều chuộng” bằng chính sách lao động giá rẻ. Chỉ
cần trả lao động với giá thấp là doanh nghiệp có lợi nhuận, đâu còn động lực
để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm? Với những
doanh nghiệp chỉ dựa vào lợi thế giá lao động thấp liệu có trụ được khi hội
nhập nền kinh thế giới với môi trường cạnh tranh khốc liệt? Và, người lao động
vẫn khó có mức lương vượt qua 80% mức sống tối thiểu.
Đã đến lúc cần
lừ bỏ tư duy… giá rẻ, nhất là giá sức của người lao động!
Đinh Hoàng
Bài đăng Báo Người cao tuổi ngày 9/2/2017
|
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017
Chuyện vui:
Con số may mắn
Ngày cuối năm, nhóm nhân viên cơ
quan đang túm tụm sôi nổi bàn luận chuyện xổ số Vietlot thì sếp bước vào:
- Sắp đến Tết tôi có một lưu ý
với mọi người: Những năm qua cứ cận Tết mọi người kéo đến nhà chúc tụng, quà
cáp làm mình mang tiếng lắm. Năm nay yêu cầu không ai đến chúc Tết nữa, chỉ cần
gửi tin nhắn điện thoại cho tôi là được. Rồi tôi sẽ gửi mỗi người một con số
may mắn.
Nghe vậy ai cũng phấn khởi trước
tư duy đổi mới của sếp. Đêm Giao thừa tất cả ra sức trổ tài văn chương bằng
những lời có cánh gửi sếp. Y hẹn, mọi người được sếp hồi đáp bằng một dãy số
dài cùng câu "Chờ tin vui của cậu từ con số này". Ai cũng hi vọng xổ
số Vietlot sẽ rơi vào con số sếp tặng.
Đầu năm gặp nhau tại cơ quan mọi
người cùng khoe con số may mắn của mình. Thật lạ, tất cả đều được chung một con
số. "Sao thế nhỉ, chẳng lẽ sếp biết chính xác số trúng? "Sếp giỏi
thật! nhưng chúng ta sẽ phải chia nhau giải thưởng"; "Hay sếp nhầm,
gửi tin theo nhóm nên vậy?"… Một người nghi ngờ:
- Hình như có cái gì sai sai ấy?
Giữa lúc đó anh nhân viên tài vụ
đi vào nghe được chuyện, tủm tỉm phán:
- Tôi tưởng các anh thông minh
lắm, hóa ra là một lũ gà tồ! Dãy số sếp tặng mọi người đơn giản chỉ là số tài
khoản ngân hàng của ông ấy! - Nói xong hắn thủng thẳng đi ra với vẻ mặt bí
hiểm.
Đang sôi nổi, hào hển bỗng mọi
người im bặt, mặt nghệt ra như mất sổ gạo, có anh sắc mặt chuyển màu tái mét.
Không ai bảo ai, mọi người lẳng
lặng bỏ ra ngoài. Có lẽ họ đi và làm gì đó cho con số may mắn?
Hoàng Đình Khải
Bài đăng Báo Người cao tuổi ngày 7/2/2017
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)