|
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
Chết dân
Lâu lắm Ngọc Hoàng mới xuống thăm các cơ
sở sản xuất hàng tiêu dùng của Thiên Đình. Thấy các nơi công việc tất bật
Ngọc Hoàng vui lắm vì nghĩ chắc năm nay kinh tế đã khởi sắc.
Đã hết giờ làm việc hơn tiếng rồi Ngọc
Hoàng mới hồi cung. Nhưng khi qua khu xưởng sản xuất đồ nội thất vẫn thấy
tiếng cưa xẻ ầm ào, đèn sáng trưng như
Giám đốc xưởng mộc đang xăng xái chạy hết
chỗ này đến chỗ nọ để đôn đốc, chỉ đạo công nhân. Thấy Ngọc Hoàng vội chạy
lại phân trần:
- Mong Ngọc Hoàng thứ tội, người tới mà
thần chẳng biết, công việc bận rộn quá.
Gật đầu vừa nhìn lướt xưởng mộc, thấy hàng
đang được đóng toàn ghế đẹp, gỗ tốt, cũng chẳng kém ngai vàng của Ngọc Hoàng
là mấy, hỏi:
- Sao đóng lắm ghế thế này?
- Dạ, là do cung cầu thôi ạ. Mấy năm nay
bộ máy công bộc của nhà trời tiêu tốn nhiều ghế lắm ạ.
- Nghĩa là sao? - Ngọc Hoàng vẻ chưa hiểu.
- Dạ, ý thần muốn nói là cái chỗ ngồi của
công bộc ấy ạ. Chẳng hạn như cái Bộ nọ lẽ ra chỉ cần 4 ông cấp phó nhưng do
nhu cầu thực tiễn đã tăng lên thành 8, có Bộ còn nhiều hơn nữa. Vì vậy công
suất xưởng của thần phải chạy tối đa mới đáp ứng được nhu cầu.
- Chắc là công việc công quyền tăng lên
nhiều quá nên mới cần tăng quan chức?
- Dạ không phải đâu ạ. Việc vẫn thế thôi, hơn
nữa nay công nghệ hiện đại nên đỡ nhiều lắm. Tuy nhiên, nhiều cấp phó thì
chia bớt ra làm cho nó nhẹ nhàng ạ.
- Thế quỹ lương của 4 người cũng chia cho
8 người hay sao?
- Sao lại thế được ạ. Đời sống của đội ngũ
công bộc là phải liên tục cải thiện chứ sao để "phú quý tụt lùi"
được ạ. Con nghĩ không có chuyện chia lương đâu, có khi còn tăng nữa ấy!
- À… ra thế. -Trầm tư một lát, bỗng Ngọc
Hoàng phẩy tay- Thế này thì chết dân à! Mai ta phải đi thị sát lại mới được,
chẳng biết cái khí thế lao động các nơi khác có giống như cái xưởng mộc này
không.
Đinh Hoàng
Bài
đăng Báo Người cao tuổi số cuối tháng 9/2015
|
Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017
Thuế nào thay thế?
Câu chuyện Bộ Tài chính đề
xuất Chính phủ trình Quốc hội cho phép nâng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với
mặt hàng xăng dầu lên 8.000 đồng/lít, dường như chưa nguôi dư luận trái
chiều, dù cuối cùng mọi người đã biết, tăng thuế BVMT không chỉ vì riêng vấn
đề môi trường, mà còn là nguồn thu ngân sách.
Lộ trình cắt giảm thuế quan
theo các hiệp định thương mại tự do đang ngày càng đến gần. Rất nhiều loại
thuế phải cắt giảm về mức 0%, trong đó có thuế xuất nhập khẩu xăng dầu, nguồn
lực chủ yếu của thu ngân sách trong nhiều năm qua. Có lẽ vì nhiều năm nguồn
thu này giữ vai trò chủ lực của ngân sách Nhà nước nên đã định hình vào tư
duy của cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm về lĩnh vực này. Và nay thuế
"kia" không còn thì phải có loại thuế "nào đó" thay thế,
chứ chẳng lẽ để giá xăng dầu xuống quá thấp, ngân sách bị thất thu? Vấn đề
nóng môi trường là cái cớ không gì hay hơn để đặt cái "gánh trách
nhiệm" lên vai "anh" xăng dầu!
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả khói đen gây ô nhiễm môi trường bị
người dân phản ứng.
Sử dụng xăng dầu gây ô nhiễm
thì phải đóng thuế môi trường, đó là chuyện đương nhiên. Vấn đề là mức thuế
đó đến đâu là phù hợp mà thôi. Hiện xăng dầu đã chịu mức thuế BVMT tới 4.000
đồng/lít, tức là đã chiếm chừng 30% giá thành của mặt hàng này. Khi tăng lên
8.000 đồng/lít thì thuế BVMT sẽ chiếm trên 50% giá thành mặt hàng xăng dầu.
Không biết trên thị trường và trong sản xuất hiện có mặt hàng, ngành nào mà
thuế BVMT lên tới 30-50%?
Việt Nam là địa chỉ thu hút
doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư ngày càng tăng. Lực hút đầu tư ngoài tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, nhất là lao động giá rẻ ra còn một nguyên
nhân khác, khiến sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chi phí không cao, đó là chi
bảo vệ môi trường thấp. Hãy nhìn những nguồn phát thải "đầu ra" của
các khu công nghiệp, với đa dạng màu sắc đen đỏ đổ vào những dòng sông, thì
sẽ biết chi phí xử lí môi trường của các doanh nghiệp hiện nay là cao hay
thấp!
Đầu ra khi sản xuất của một Nhà máy
Thủ phạm gây ô nhiễm môi
trường hiện nay đâu chỉ có xăng dầu? Các doanh nghiệp khai khoáng (đặc biệt
là than); doanh nghiệp sản xuất và tiêu dùng hóa chất trong sản xuất; doanh
nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi; doanh
nghiệp lĩnh vực dệt, nhuộm, giấy, kể cả các doanh nghiệp chỉ đơn thuần lắp
ráp như điện tử, ô tô v.v và v.v, tất thay đều đưa đến một "đầu ra"
khi sản xuất, "đầu ra" của tiêu dùng là gây ô nhiễm môi trường
không nhỏ. Thử hỏi sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trên chịu bao
nhiêu % đóng góp vào thuế BVMT? có sản phẩm nào tới 30% như xăng dầu?
Để thực sự quan tâm cho vấn đề
môi trường, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, thiết nghĩ cơ quan làm
chính sách cần mở rộng hơn tầm nhìn và bảo đảm sự bền vững cho nguồn thu
thông qua rà soát lại mức thuế bảo vệ môi trường với tất cả các ngành nghề,
các doanh nghiệp. Trên cơ sở mức độ gây ô nhiễm môi trường của từng ngành
nghề, từng loại hình doanh nghiệp để áp mức thuế cho phù hợp, bảo đảm
"tính đúng, tính đủ" để thu về ngân sách và chi xứng đáng cho sự
nghiệp BVMT. Không thể để mãi tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
như đang "nhởn nhơ", hồn nhiên phá hoại môi trường sống thu về lợi
nhuận riêng!
Đinh Hoàng
Bài đăng Báo điện tử
ngaymoionline.vn
|
Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017
Trở
lại “ngoại giao pháo hạm”?
Thế giới sững sờ trước việc Mỹ khai hỏa hàng chục tên lửa hành
trình Tomahawk - một loại tên lửa hạng nặng, xuống một đất nước có chủ quyền
vốn đang hằng ngày đã nồng mùi thuốc súng nội chiến, khủng bố, đó là Syria.
Chưa biết “thành tựu” cuộc tấn công bất ngờ này là
gì nhưng phía chính phủ Syria thông báo đã có thiệt hại về con người và cơ sở
vật chất bởi cuộc tấn công tàn khốc.
Nguyên cớ cho cuộc tấn công chớp nhoáng này xuất
phát từ vụ cáo buộc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội
chiến với phe đối lập. Sự cáo buộc này chưa đủ căn cứ, đã bị Nga, Trung Quốc
không thừa nhận và bác bỏ một nghị quyết trình Hội đồng Bảo an được Mỹ soạn
thảo cùng một số nước hậu thuẫn. Nguyên cớ này khiến người ta nhớ đến những
lí do mà Mỹ đã đưa ra trước đây để khởi động chiến tranh tại Irắc và Libya.
Đến nay thì thế giới đều đã rõ chẳng có những chuyện “tày đình” như Mỹ cáo
buộc chính quyền Irắc, Libya và bản thân họ cũng lẳng lặng quên đi chuyện đó!
Hành động quân sự đơn phương, vô căn cứ của Mỹ có
thể coi họ đang đứng trên mọi tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc.
Syria, Irắc, Libya và một số nước vùng Trung Đông
vốn là khu vực địa chính trị trọng yếu, nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn
nhất mà nhiều nước phát triển mơ ước. Có lẽ vì đó mà Nhân dân các nước này
như không được quyền quyết định vận mệnh dân tộc mình, nhất là việc bầu lên
những nhà lãnh đạo của đất nước. Saddam
Hussein của I-rắc, Gaddafi của
Libya và nay là Bashar al-Assad của đất nước Syria đều là những là
lãnh đạo không nghe theo sự sắp đặt của nước ngoài, không được lòng giới
chính trị gia Phương Tây. Chính vì vậy, những phe nhóm đối lập với chính
quyền hợp hiến luôn nhận được sự hậu thuẫn từ nước ngoài khiến đất nước ngày
một rơi vào tình trạng chia rẽ, bất ổn và cuối cùng là nội chiến. Sự bất ổn
đó còn tạo mảnh đất "màu mỡ", trở thành những cứ địa cho các lực
lượng khủng bố sinh sôi, phát triển trong đó lớn nhất là nhà nước tự xưng IS.
Một trong những điều kiện tiên quyết Mỹ đưa ra cho
mọi giải pháp về vấn đề của Sirya là sự ra đi của Tổng thống Bashar
al-Assad, một vị lãnh đạo được Nhân dân Sirya bầu lên thông qua lá phiếu dân
chủ. Hiện tại ông vẫn là lãnh tụ được người dân đất nước này tin tưởng hơn
cả.
Nước Mỹ luôn tự hào bởi nền dân chủ của mình nhưng
lại đang thi hành chính sách ngoại giao phi dân chủ. Họ muốn sắp đặt lãnh tụ
cho người dân một quốc gia khác.
Ngay sau hành động quân sự đơn phương tại Sirya,
Mỹ lại huy động hạm đội với vũ khí hiện đại đến vùng biển Đông Bắc Á, nơi
cũng đang tồn tại những bất ổn, một khu vực có hơn một quốc gia sở hữu vũ khí
hạt nhân.
Nhân dân thế giới đều hiểu rằng, kho vũ khí hạt
nhân hiện nay trên hành tinh có thể xóa bỏ sự sống và nền văn minh nghìn năm
trên trái đất. Sẽ không có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt
nhân.
Thế kỉ XXI không thể có chỗ cho tư duy “ngoại giao
pháo hạm”!
Đinh
Hoàng
Bài đăng Báo
Điện tử Ngày mới online.vn
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)