Trở
lại “ngoại giao pháo hạm”?
Thế giới sững sờ trước việc Mỹ khai hỏa hàng chục tên lửa hành
trình Tomahawk - một loại tên lửa hạng nặng, xuống một đất nước có chủ quyền
vốn đang hằng ngày đã nồng mùi thuốc súng nội chiến, khủng bố, đó là Syria.
Chưa biết “thành tựu” cuộc tấn công bất ngờ này là
gì nhưng phía chính phủ Syria thông báo đã có thiệt hại về con người và cơ sở
vật chất bởi cuộc tấn công tàn khốc.
Nguyên cớ cho cuộc tấn công chớp nhoáng này xuất
phát từ vụ cáo buộc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội
chiến với phe đối lập. Sự cáo buộc này chưa đủ căn cứ, đã bị Nga, Trung Quốc
không thừa nhận và bác bỏ một nghị quyết trình Hội đồng Bảo an được Mỹ soạn
thảo cùng một số nước hậu thuẫn. Nguyên cớ này khiến người ta nhớ đến những
lí do mà Mỹ đã đưa ra trước đây để khởi động chiến tranh tại Irắc và Libya.
Đến nay thì thế giới đều đã rõ chẳng có những chuyện “tày đình” như Mỹ cáo
buộc chính quyền Irắc, Libya và bản thân họ cũng lẳng lặng quên đi chuyện đó!
Hành động quân sự đơn phương, vô căn cứ của Mỹ có
thể coi họ đang đứng trên mọi tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc.
Syria, Irắc, Libya và một số nước vùng Trung Đông
vốn là khu vực địa chính trị trọng yếu, nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn
nhất mà nhiều nước phát triển mơ ước. Có lẽ vì đó mà Nhân dân các nước này
như không được quyền quyết định vận mệnh dân tộc mình, nhất là việc bầu lên
những nhà lãnh đạo của đất nước. Saddam
Hussein của I-rắc, Gaddafi của
Libya và nay là Bashar al-Assad của đất nước Syria đều là những là
lãnh đạo không nghe theo sự sắp đặt của nước ngoài, không được lòng giới
chính trị gia Phương Tây. Chính vì vậy, những phe nhóm đối lập với chính
quyền hợp hiến luôn nhận được sự hậu thuẫn từ nước ngoài khiến đất nước ngày
một rơi vào tình trạng chia rẽ, bất ổn và cuối cùng là nội chiến. Sự bất ổn
đó còn tạo mảnh đất "màu mỡ", trở thành những cứ địa cho các lực
lượng khủng bố sinh sôi, phát triển trong đó lớn nhất là nhà nước tự xưng IS.
Một trong những điều kiện tiên quyết Mỹ đưa ra cho
mọi giải pháp về vấn đề của Sirya là sự ra đi của Tổng thống Bashar
al-Assad, một vị lãnh đạo được Nhân dân Sirya bầu lên thông qua lá phiếu dân
chủ. Hiện tại ông vẫn là lãnh tụ được người dân đất nước này tin tưởng hơn
cả.
Nước Mỹ luôn tự hào bởi nền dân chủ của mình nhưng
lại đang thi hành chính sách ngoại giao phi dân chủ. Họ muốn sắp đặt lãnh tụ
cho người dân một quốc gia khác.
Ngay sau hành động quân sự đơn phương tại Sirya,
Mỹ lại huy động hạm đội với vũ khí hiện đại đến vùng biển Đông Bắc Á, nơi
cũng đang tồn tại những bất ổn, một khu vực có hơn một quốc gia sở hữu vũ khí
hạt nhân.
Nhân dân thế giới đều hiểu rằng, kho vũ khí hạt
nhân hiện nay trên hành tinh có thể xóa bỏ sự sống và nền văn minh nghìn năm
trên trái đất. Sẽ không có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt
nhân.
Thế kỉ XXI không thể có chỗ cho tư duy “ngoại giao
pháo hạm”!
Đinh
Hoàng
Bài đăng Báo
Điện tử Ngày mới online.vn
|
Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét