Mong giảm
hơn miễn Năm 2021 Chính phủ ban
hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào
tạo. Theo Nghị định này, các
cơ sở giáo dục công
lập giữ nguyên học phí trong
năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 nhưng sẽ tăng bắt đầu từ năm học
2022-2023. Từ năm học 2023-2024 trở
đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỉ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh
tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm. Theo
Nghị định này thì học phí sẽ tăng theo lộ trình vì tăng trưởng kinh tế và chỉ
số giá tiêu dùng luôn tăng chứ không giảm. Thật bất ngờ, ngày 4/7,
phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học
sinh trung học cơ sở trên toàn quốc từ năm học 2022-2023. Chắc chắn việc ban hành
Nghị định 81/2021/NĐ-CP có sự tham mưu của Bộ Giáo dục và Đào tạo - một cơ
quan thuộc Chính phủ. Vậy thì sao vừa năm trước tham mưu về lộ trình tăng học
phí, năm sau lại đề nghị miễn học phí? Không ít ý kiến dư luận cho rằng, đây
là động thái xoa dịu dư luận đang bức xúc chuyện giá sách giáo khoa của Nhà
xuất bản giáo dục. Hiện nay mức học phí của trung
học cơ sở tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ là
30.000đ-60.000đ/năm học. Con số này chẳng đáng là bao với thu nhập của hộ có
mức thu nhập trung bình. Thậm chí nó quá nhỏ bé với con số tăng giá của một
cuốn sách giáo khoa mới hoặc mức đóng góp vào các khoản thu đầu năm học. Căn bệnh lạm thu trường
học diễn ra bao năm qua dù năm nào cũng có giải pháp, lệnh cấm được đưa ra
nhưng rồi… đâu lại vào đó. Không ít nơi năm nào học sinh cũng phải đóng tiền
xây dựng cơ sở trường lớp, tiền lắp máy điều hòa nhiệt độ! Dù biết có những
khoản đóng góp rất phi lí nhưng phụ huynh vẫn phải ngậm ngùi móc túi đóng cho
xong! Dù chỉ mấy chục nghìn
đồng/học sinh song ngân sách nhà nước cũng phải tăng thêm 25.199 tỉ đồng khi
miễn học phí. Điều này cho thấy nguồn lực từ đóng góp của phụ huynh học sinh hằng
năm là rất lớn bởi số đóng góp luôn gấp nhiều lần những đồng học phí ít ỏi.
Tuy nhiên nguồn tiền đóng góp ngoài học phí lại không thể đi vào ngân sách trong
khi hiệu quả thực chất thì không ai, không cơ quan quản lí nào nắm được ngoài
lãnh đạo các nhà trường.
Nếu thực sự Bộ Giáo dục và
Đào tạo thực tâm muốn giúp tiết giảm sự đóng góp của học sinh thì hơn lúc nào
hết cần có một cuộc cách mạng về chuyện lạm thu đầu năm học. Học phí có thể
không cần giảm nhưng lạm thu vẫn đang là vấn đề bức xúc nhất, là việc tiết
giảm mà cả phụ huynh học sinh và toàn xã hội đang mong chờ./. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 16/7/2022 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét