Điều chỉnh
quy hoạch cần cái tâm trong sáng
Câu chuyện liên tục điều chỉnh dẫn đến phá nát quy hoạch trục
đường Lê Văn Lương vẫn chưa phân giải tranh luận giữa Thanh tra Bộ Xây dựng
và Sở Xây dựng Hà Nội. Theo những người có trách nhiệm về vấn đề trên của TP Hà Nội,
tất tật họ đều làm đúng luật, kết luận thanh tra là không thỏa đáng! Đúng luật song để lại hậu quả như hiện
tại thì quả đáng lo ngại cho những quy hoạch và sự điều chỉnh quy hoạch của
Thủ đô. Hàng loạt vi phạm về xây dựng tại đường Lê Văn Lương - Tố Hữu Mỗi quy hoạch được phê duyệt là quá
trình nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học trên cơ sở thực tiễn. Quy hoạch
xây dựng công trình một tuyến đường phố nội đô chắc chắn phải bao hàm tổng
thể từ đơn vị hành chính, mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, công trình công
ích, môi trường... Mọi sự điều chỉnh phải xuất phát từ khiếm khuyết của quy
hoạch và phải thực hiện đồng bộ, không thể cục bộ.
Chẳng hạn quy hoạch cho phép xây dựng một số lượng nhất
định khu chung cư, chiều cao tối đa số tầng là đã gắn với quy hoạch hạ tầng
như cây xanh, trường học, đường giao thông... Thế nhưng, khi những tòa nhà 18
tầng được điều chỉnh tăng lên 35 tầng thì thường người ta lại “quên” điều
chỉnh quy hoạch hạ tầng liên quan (lẽ ra cũng phải điều chỉnh tăng lên cho
tương ứng). Cái “quên” này thường không được cho là sai phạm. Ai cũng biết không trung là vô hạn
nhưng đất đai thì hữu hạn. Người ta có thể điều chỉnh quy hoạch tòa chung cư
từ 12-14 tầng lên 30-40 tầng hoặc hơn nữa nếu điều kiện kĩ thuật xây dựng cho
phép. Tuy nhiên, lại rất khó để điều chỉnh quy hoạch các công trình hạ tầng
khác như đường giao thông, công viên, trường học, bệnh viện… để đáp ứng nhu
cầu của số cư dân tăng lên. Những điều này phải chăng người điều chỉnh quy
hoạch không biết? Chắc chắn nhu cầu điều chỉnh quy hoạch tăng tầng những tòa
chung cư không phải đến từ cơ quan quản lí, nơi đã ban hành quy hoạch, nó đến
từ chủ đầu tư. Người dân bình thường cũng có thể tính ra mỗi tầng của một tòa
chung cư tăng lên thì chủ đầu tư có thể kiếm được bao nhiêu tỉ đồng lợi nhuận. Vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua
nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành
phố, trong đó một số cơ sở có diện tích hàng chục héc ta như Nhà máy Bia Hà
Nội, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Tổng kho xăng dầu
Đức Giang... Vậy là lại có hàng trăm héc ta đất vàng được chuyển mục đích sử
dụng. Tất nhiên, những khu đất này cũng đã được quy hoạch tổng thể rất đẹp
với các hạng mục công trình hợp lí. Người dân Thủ đô đã chứng kiến không
ít khu đất vàng được giải phóng, thay vào đó không phải là trường học, công
viên, hay các công trình công ích… Đơn cử vài ví dụ: Đất của Xí nghiệp xe điện
cũ tại đường Thụy Khuê thay bằng hai tòa chung cư cao 21 tầng; bến xe Lương
Yên di dời thay bằng 3 tòa chung cư 27 tầng; bãi xe Ngọc Khánh thay bằng các
tòa chung cư, văn phòng hỗn hợp cao 30 tầng… Nếu người làm quy hoạch Thủ đô vẫn
quên lợi ích cộng đồng, chỉ “có tâm” với doanh nghiệp thì quy hoạch của hàng
trăm héc ta đất vàng vừa có sớm muộn rồi sẽ được… điều chỉnh! Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 13/7/2022 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét