Bất cập việc chờ… sửa bất cập!
Luật Thuế thu nhập cá nhân
(TNCN) được ban hành năm 2007 (Luật số 04/2007/QH12), sau đó được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13. Quá trình thực hiện đã bộc lộ một
số bất cập, nhất là đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ gia cảnh. Hiện
tại, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và mức
giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng, được cho là
chưa phù hợp với thực tiễn khi ấn định một con số tuyệt đối và áp chung cho
các vùng miền.
Nhận rõ những bất cập, từ năm 2018, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi một số
nội dung của Luật Thuế TNCN trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế.
Sau 4 năm, những bất cập của Luật Thuế TNCN như kể trên vẫn còn nguyên hiện
trạng và bây giờ, Bộ Tài chính lại đang đề xuất sửa đổi!
Nhiều quy định liên quan đến thuế TNCN được cho còn nhiều bất cập -
Ảnh minh họa
4 năm qua đã trải qua bao nhiêu
đợt bão giá hàng hóa, người dân đang phải gồng mình, thắt lưng buộc bụng. Tỉ
lệ CPI tăng hằng năm cũng chính là con số “bào mòn” mức sống của người phụ
thuộc khi con số 4,4 triệu đồng/tháng đứng im không nhúc nhích! Theo con số
thống kê CPI hằng năm: Năm 2018: 3.54%; năm 2019: 2,79%; năm 2020: 5,15%; năm
2021: 2,78%, đồng nghĩa mức giảm trừ đã giảm 14,26%. Tuy nhiên CPI cũng chưa
phản ánh thực chất chi phí sinh hoạt với những mặt hàng thiết yếu, nó luôn
cao hơn mức CPI. Danh mục CPI hiện nay bao gồm 752 mặt hàng, nhưng đối với
người lao động họ chỉ sử dụng vài chục mặt hàng thiết yếu như thịt, cá, rau,
gạo, quần áo, xăng dầu, điện, nước... những thứ đang tăng lên hàng ngày.
Hi vọng, mong chờ của người dân như bị dội “gáo nước lạnh” khi biết phải
“gồng” thêm 3 năm nữa (tức đến năm 2025) luật này mới được sửa đổi và có thể
năm 2026 Luật thuế TNCN mới được áp dụng vào thực tiễn. Vậy là lại thêm 4 năm
để một sự bất cập sẽ được khắc phục trong khi chưa ai biết chỉ số CPI trong 4
năm tới sẽ tăng thêm bao nhiêu %?
Trong Luật thuế TNCN, người dân mong chờ sửa nhất đó là mức giảm trừ gia
cảnh. Luật thuế TNCN quy định khi chỉ số CPI theo công bố của Tổng cục Thống
kê tăng 20% thì mới đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Do vậy nếu CPI
năm 2022 tăng 4% cộng với con số CPI tăng 14,26% của 4 năm trước vẫn chưa đủ
20%, tức là chưa đến ngưỡng phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, mức thu
nhập chịu thuế!
Bất cập nữa là ấn định con số tuyệt đối chung cho các vùng khi giá cả, chi
phí sinh hoạt giữa nông thôn và thành thị chênh lệch, không giống nhau.
Ben cạnh đó, mấy năm qua các doanh nghiệp đã được giảm thuế, gia hạn nộp
thuế... nhưng cá nhân lại không được bất kì sự hỗ trợ nào. Nhiều ý kiến cho
rằng đó là sự không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế…
Trước nhiều bất cập hiện hữu, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần gấp rút đẩy
nhanh việc sửa đổi Luật thuế TNCN cho phù hợp với thực tế hiện nay, thay vì
phải chờ đến tận năm 2025!/.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Tạp chí
Người cao tuổi ngày 07/12/2022
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét