Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Không ít trạm thu phí cho dự án này nhưng lại đặt trên tuyến đường khác, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường nhưng vẫn phải trả phí. Điều kiện khoảng cách các trạm thu phí tối thiểu 70km mới được đặt một trạm đã bị chính các cơ quan quản lí cùng địa phương giúp nhà đầu tư phá vỡ. Các văn bản quy phạm đã ban hành chưa có chỉ tiêu, tiêu chí rõ ràng về việc lựa chọn những dự án "nâng cấp, cải tạo" hay đầu tư tuyến mới để thực hiện theo hình thức BOT. Chính vì vậy người dân có cảm giác mình phải đóng phí cho những con đường làm từ ngân sách nhà nước trong khi đã đóng phí bảo trì đường bộ. Hầu hết dự án BOT đều được chỉ định thầu, sự phê duyệt chi phí, giám sát thi công vận hành thiếu chặt chẽ. Chính vì vậy sau khi Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các dự án này vào đầu năm 2017 đã có 27 dự án phải giảm 5-7 năm thu phí. Tổng cộng các dự án qua kiểm toán có tới 80% phải điều chỉnh giảm thời gian thu phí với gần 100 năm! Nếu không có kiểm toán như vậy thì biết đâu hàng nghìn tỉ sẽ rơi vào túi doanh nghiệp một cách không chính đáng!
Việc xử lí giải tỏa bức xúc của người dân bằng cách miễn tiền vé cho một số đối tượng, một số địa bàn dân cư hoặc phải giảm giá phí bộc lộ sự lúng túng trong quản lí, điều hành các dự án xã hội hóa giao thông. Cơ quan quản lí cần nghiêm túc nhìn nhận căn nguyên của tình hình để có hướng giải quyết cơ bản trong thời gian tới. Người dân cần sự minh bạch và công bằng trong triển khai các dự án đồng thời họ có quyền lựa chọn sử dụng chứ không thể bắt buộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét