Bitcoin và pháp luật 4.0
Cách đây chừng 5 năm tôi có
anh bạn đã nghiên cứu và lao vào đào
Bitcoin. Vừa đào vừa mua anh khoe có gần chục Bitcoin. Tôi nghĩ anh này mê
công nghệ quá nên đang sống ảo với những giá trị không có thực.
Thế nhưng 5 năm qua là quãng thời gian
đồng Bitcoin nhảy múa
"điên loạn" lúc lên lúc xuống nhưng theo xu thế ngày càng tăng. Mấy
ngày qua nhảy lên 7.600 USD rồi lại sụt xuống và hiện 1 Bitcoin có giá hơn
6.857 USD. Tôi có cảm giác mình đã sai khi nghĩ về anh bạn đầu tư Bitcoin.
Tháng 5/2010 Bitcoin được giao dịch ở Florida với 10.000 Bitcoin đổi được 2 hộp pizza. Nếu quy giá
trị thời điểm hiện nay, 2 hộp pizza trên có giá hơn 68 triệu USD! Năm 2013 Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang
Mỹ Ben Bernanke phải thừa nhận rằng "Fed không có thẩm quyền trong khâu
quản lí những đồng tiền ảo và rằng nó có
mang lại nhiều hứa hẹn về lâu về dài...”. Lãnh đạo nhiều ngân hàng, chuyên
gia kinh tế thế giới cũng đang có quan điểm rất trái ngược về Bitcoin.
Ban đầu khi mạng Internet mới xuất hiện
một số người lo ngại kho dữ liệu sẽ mất nếu mạng này bỗng dưng bị sập trên
phạm vi thế giới. Hiện nay chúng ta biết đó là điều không tưởng. Nay nhiều
chuyên gia nhận định đồng Bitcoin chỉ biến mất nếu mạng Internet toàn cầu
không tồn tại!
Kim cương là loại vật chất giá trị rất
cao không phải do giá trị sử dụng, nó chủ yếu đảm nhiệm vai trò hàng hóa giá
trị. Vậy liệu có thể coi Bitcoin là một loại hàng hóa không tồn tại ở dạng
vật chất? Dù là giá trị ảo nhưng Bitcoin đang tồn tại khó phủ nhận với một
giá trị rất cao. Nó đang tiếp tục khẳng định giá trị thông qua niềm tin của
hàng triệu nhà khai thác và đầu tư trên khắp thế giới. Đồng Bitcoin đang
tồn tại theo quy luật niềm tin. Đã có những quyết định hành chính cấp nhà
nước và một số ngân hàng, tổ chức kinh tế lớn về Bitcoin khiến đồng tiền này
chao đảo nhưng rồi nó lại tự cân bằng, đứng vững và tăng thêm giá trị.
Bitcoin do Satoshi Nakamoto sáng tạo ra năm
2008. Theo tiếng Nhật Satoshi Nakamoto nghĩa là trí tuệ nguyên thủy. Cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đang "xồng xộc" ào tới khó có thể cưỡng lại mà bản chất chính là cách
mạng trí tuệ nhân tạo. Vậy thì luật pháp trong giai đoạn này cũng cần bám sát
thực tiễn để thích ứng chứ không thể phủ nhận bằng biện pháp hành chính.
Vừa qua trên trang Facebook cá nhân, một
lãnh đạo Trường Đại học FPT chia sẻ "Đại học FPT chấp nhận sinh viên nộp
học phí bằng Bitcoin. Trước mắt áp dụng cho sinh viên ngoại". Tuy nhiên
đây là việc làm không đúng pháp luật. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ đồng tiền hợp
pháp mới có giá trị thanh toán. Nhưng điều đáng lo là Bitcoin đang có khả
năng thanh toán linh hoạt và hấp dẫn hơn nhiều loại tiền tệ!
Dù ảo nhưng khi hiện thực hóa, Bitcoin
vẫn phải thông qua dịch vụ thanh toán mới có giá trị (vật chất, tiền tệ). Đây
chính là "gót chân Asin"
có thể giúp nắm bắt, quản lí. Nên chăng, cơ quan quản lí cần
nghiêm túc nhìn nhận Bitcoin như một loại hàng hóa đặc biệt và tìm giải pháp
quản lí? Bởi nếu không quản lí hữu hiệu thì rất có thể nguồn lực của quốc gia
bị "chảy máu" theo con đường Bitcoin!
Đinh Hoàng
Bài bình luận
đăng Báo Người cao tuổi ngày 16 tháng 11 năm 2017
|
Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017
Bình luận: Bitcoin và pháp luật 4.0
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét