Ngăn chặn
“tham nhũng kế thừa”
Thời phong kiến, quyền lực như được ấn
định “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Định chế cha
truyền con nối khiến phận dân thường rất khó “ngóc đầu lên” ở vị thế cao
trong xã hội.
|
Ông Nguyễn Xuân Anh |
Dưới chế độ dân chủ, tàn dư xã hội cũ dần
được loại trừ đã giúp những tài năng con em bình dân có cơ hội đóng góp trí
tuệ cùng vị trí xứng đáng.
Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều trường
hợp sinh viên đại học tốt nghiệp loại giỏi, kể cả “thủ khoa” nhưng vô cùng
chật vật mới có một “chân” trong biên chế để thể hiện tài năng sau những năm
đèn sách. Trong khi đó, con em của nhiều cán bộ lãnh đạo với học lực bình
thường, thậm chí “chắp vá” lại nhanh chóng có chỗ đứng trong cơ quan công
quyền rồi vươn lên ở chức vụ cao một cách… “siêu tốc”!
Cách đây hơn chục năm khi về quê, tôi
từng được nghe chuyện một lãnh đạo huyện nhà với quyền lực trong tay đã làm
nhiều chuyện vô lí tựa “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới
được phần thanh cao”. Nhân viên nọ đang làm việc bình thường tại cơ quan
huyện bỗng một hôm vị lãnh đạo đó xuống chỉ thẳng vào mặt, ném một câu:
“Thằng này từ ngày mai nghỉ việc”. Thế là anh nhân viên đó lập tức bị sa
thải. Thế chân vào chỗ ấy là một người họ hàng của vị lãnh đạo trên. Vị cán
bộ này còn tham nhũng rất nhiều đất đai, nhưng cả bộ máy tổ chức Đảng ở đây
dường như bất lực cho đến khi những tố giác của người dân được cơ quan chức
năng phanh phui. Cuối cùng, một hình thức kỉ luật với vị này cũng được thực
hiện. Tuy nhiên “di sản” đất đai, tài sản, kể cả những “hậu duệ” của ông ta
thì ít suy suyển.
|
Ông Lê Phước Hoài Bảo |
Tham nhũng quyền lực có thể coi là đỉnh
cao của tệ tham nhũng. Khi quyền lực như được ban phát thì người hưởng ân huệ
sẽ “khai thác” quyền mà họ nhận được để hàm ơn và vụ lợi, tìm mọi cách để thu
về giá trị vật chất một cách bất minh.
Với sự
vào cuộc nghiêm minh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chuyện “hậu duệ” với
những cá nhân “tuổi trẻ tài cao” dần phát lộ thực chất. “Tấm áo” quy trình
nhiều nơi đã bị biến màu, trở thành “vải thưa” che mắt dư luận được lột bỏ.
Vụ ông Nguyễn Xuân Anh của Đà Nẵng rồi đến Lê Phước Hoài Bảo của Quảng Nam… đã được
xử lí nghiêm. Mới đây dư luận tiếp tục rộ lên việc con nguyên Bí thư
Tỉnh ủy Hậu Giang, 2 con trai Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng có quan lộ
như “diều gặp gió”… cần được làm rõ. Việc xử lí nghiêm minh sai phạm
trong công tác cán bộ sẽ củng cố niềm tin trong Nhân dân về quyết tâm chống
tham nhũng của Đảng ta.
Chủ
trương của Đảng luôn khuyến khích con em lãnh đạo phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình, dòng tộc để đóng góp cho đất nước. Nhưng nếu người lãnh đạo
coi vị trí trong cơ quan công quyền như một nơi lợi lộc, không vì lợi ích
chung thì con em họ khi được kế thừa sẽ noi theo động cơ trục lợi. Như vậy,
chẳng khác gì tham nhũng được “kế thừa”, duy trì mối họa cho đất nước./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận
đăng Báo Người cao tuổi ngày 28 tháng 12 năm 2017
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét