Lạc
hướng?
Loại
hình đầu tư căn hộ du lịch condotel mới du nhập vào Việt
Cuộc
hội thảo mới đây tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) được Hiệp hội BĐS Việt Nam
cùng một số phương tiện truyền thông tổ chức đã kéo được lãnh đạo nhiều bộ,
ngành liên quan tham dự. Mục tiêu của hội thảo này nhằm tới là gỡ bỏ những
“rào cản” cho phát triển loại hình căn hộ condotel. Tuy vậy, dễ nhận thấy mục
đích “vận động chính sách” hướng đến ưu đãi riêng cho nhà đầu tư của hội thảo
này.
Những
“rào cản” được bàn thảo ở đây trọng tâm là quyền sở hữu đất đai dự án của chủ
đầu tư và sở hữu căn hộ condotel của nhà đầu tư thứ cấp. Tại hội thảo có sáng kiến còn đề xuất cơ
quan quản lí tham mưu điều chỉnh quy định pháp luật, đưa đất xây dựng dự
án condotel là “đất ở nhưng
không hình thành đơn vị ở” để Nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài (trên 50
năm hoặc vĩnh viễn). Hiểu nôm na khái niệm trên là đất “ở vô tổ chức”! Những
nảy sinh tranh chấp, bức xúc giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp căn hộ
condotel vừa qua, nhất là việc bảo đảm lợi nhuận như cam kết không thấy đề
cập.
Theo
lẽ thường, căn hộ condotel muốn thu hút nhà đầu tư thứ cấp cần có mức lợi
nhuận hấp dẫn, điều này lại phụ thuộc vào lượng khách sử dụng căn hộ nhiều
hay ít chứ không phải nhà đầu tư thứ cấp nhiều hay ít. Muốn thu hút khách du
lịch thì khu nghỉ dưỡng cần có các dịch vụ phong phú, chất lượng tốt từ phòng
ốc đến ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan…
Người viết bài này đã có dịp
tới khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC tại Quy Nhơn thấy cơ sở này khá hoành tráng,
phòng nghỉ lịch sự, phong cách phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các
dịch vụ vệ tinh khác còn khá đơn sơ nếu không muốn nói là nghèo nàn. Do vậy,
việc níu chân và thu hút khách quay lại lần sau là rất khó. Tôi và có lẽ mọi
khách du lịch khác chẳng mấy ai quan tâm đất đai khu nghỉ dưỡng hay từng
phòng nghỉ, chủ nhân của nó sở hữu sổ đỏ, sổ hồng 50 hay 70 năm!
Để cấp quyền sở hữu đất lâu
dài cho đất kinh doanh thương mại, du lịch thì chắc chắn sẽ phải điều chỉnh,
sửa đổi các Luật: Kinh doanh BĐS, Du lịch, Nhà ở và đặc biệt là Luật Đất đai
- một bộ luật nền tảng cần sự ổn định. Sửa đổi Luật đất đai sẽ có tác động
lớn tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Chỉ vì mục tiêu thu hút nhà đầu tư
(tức là một nhóm nhỏ) mà phải sửa đổi nhiều luật như vậy thì rất cần cân
nhắc.
Tiềm năng phát triển du lịch
của nước ta rất lớn. Tiềm năng đó đang hiển hiện bằng lượng khách du lịch
tăng nhanh những năm qua. Việc thu hút, giữ chân du khách, nhất là khách nước
ngoài bằng chất lượng dịch vụ mới là cơ sở vững bền cho sự phát triển nền
“công nghiệp không khói”. Đây cũng chính là nền tảng để các nhà đầu tư khu
nghỉ dưỡng nâng cao lợi nhuận. Chỉ quan tâm tìm ưu đãi pháp lí trong sở hữu
đất đai, sở hữu căn hộ lâu dài, xem ra các nhà đầu tư đang đi lạc hướng!./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 28
tháng 3 năm 2018
|
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018
Trung dung
Trong hình học, góc 45 độ tạo một đường
chia đôi góc 90 độ, nằm giữa đường thẳng đứng và đường nằm ngang. Có thể hiểu
đây là một đường trung dung giữa hai phương ngang và đứng.
Tôi chưa
hiểu dựa vào đâu mà cơ quan xây dựng dự án Luật Phòng, chống, tham nhũng (sửa
đổi) lại đưa ra con số 45% để đánh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với tài sản
của cán bộ, công chức không chứng minh được nguồn gốc. Phải chăng họ cũng
chọn con số trung dung, nó nằm giữa cái đúng (ví như cạnh thẳng đứng) và cái
sai (cạnh nằm ngang)?
Ngay khi đề xuất này đưa ra
đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều mà phần lớn không đồng tình. Một
số ý kiến cho rằng làm như vậy chẳng khác nào hợp thức hóa tài sản tham
nhũng, nó không có tính răn đe mà thậm chí khuyến khích tội phạm này. Sẽ có
người sẵn sàng tham nhũng 100 tỉ, trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vẫn còn 55
tỉ! Như vậy chưa chắc đã phải “hi sinh đời bố” mới có thể “củng cố đời con”.
Mức thuế TNCN cao nhất hiện chỉ tới 35%
Một điều luật được đưa ra
phải có căn cứ lí luận và thực tiễn xác đáng, hợp lí, hợp tình, không trái
với các điều luật hiện hành. Trong 10 khoản thu nhập chịu thuế tại Điều 3 của
Luật Thuế TNCN năm 2007 (sửa đổi bổ sung năm 2012) không có nội dung nào đề
cập thu thuế với tài sản không rõ nguồn gốc! Và mức thuế suất cao nhất cũng
chỉ đến 35%, không có con số 45%. Nếu Luật Phòng, chống, tham nhũng đưa vào
nội dung này thì sẽ phải sửa đổi Luật Thuế TNCN và thậm chí nó góp phần vô
hiệu hóa một số nguyên tắc, nội dung và mục tiêu của Luật Phòng, chống rửa
tiền năm 2012.
Có biện luận đưa ra thoạt
nghe cũng có lí: “Nếu Nhà nước không chứng minh được đó là tài sản tham nhũng
thì không thể thu hồi”, và “công dân có quyền tài sản không thể xâm phạm”.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những công dân bình thường. Cán bộ, công
chức không phải là công dân bình thường. Họ có những quyền mà công dân khác
không có được, ví như quyền quản lí, sử dụng tài sản nhà nước vào việc công
và họ chịu hạn chế một số quyền công dân. Chính vì vậy mới có quy định cán
bộ, công chức phải kê khai tài sản để tổ chức và người dân giám sát thu nhập,
bảo đảm mọi tài sản có được của họ là minh bạch, đúng pháp luật.
Đúng là tài sản của cán bộ,
công chức không chứng minh được nguồn gốc nhưng Nhà nước cũng không thể thu
hồi vì chưa có căn cứ để thu hồi. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn có quyền và trách
nhiệm xác minh nguồn gốc tài sản không rõ nguồn gốc đó. Việc này vừa để thể
minh oan cho cán bộ khỏi sự nghi ngờ nếu họ thực sự trong sáng; hoặc làm sáng
tỏ những vi phạm của họ (nếu có) liên quan đến tài sản bất minh.
Điều luật đưa ra là để điều
chỉnh hành vi của con người, nó phải rõ ràng giữa đúng - sai, có tính răn đe
và phòng ngừa. Pháp luật không cho phép sự trung dung, cảm tính!
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi
và Ngày mới onlne ngày 22 tháng 3 năm 2018
|
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018
Phụ bạc thầy già?
Các cụ ta xưa có câu “thầy già, con hát trẻ” ngụ ý những người làm thầy thì
càng lâu năm kinh nghiệm càng đúc kết tài năng và đức độ, là vốn quý của xã
hội cần được trọng vọng.
Một giáo viên ở huyện Krông Pắk
(Đắk Lắk) bật khóc khi nói về việc bị chấm dứt hợp đồng.
Ảnh: Minh Quý.
Tuy
nhiên, nay ở nhiều nơi như đang đi ngược lại lời khuyên của người xưa, họ sẵn
sàng phế bỏ hàng trăm giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm một cách không
chính đáng rồi lại dễ dàng tuyển dụng… thầy trẻ.
Cách đây
chừng hơn 3 năm tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh các lãnh đạo địa phương và
ngành giáo dục ở đây đã có “tư
duy mới”, trái ngược với kinh nghiệm người xưa. Họ đã “thẳng tay” loại
đi nhiều giáo viên đã gắn bó với giảng đường và học trò, người ít thì 5-6
năm, người nhiều tới 13 năm ròng đứng trên bục giảng, trong đó có nhiều giáo
viên giỏi. Thay vào những người thầy đã tâm huyết bao năm cho sự nghiệp trồng
người huyện nhà là những tân giáo viên - những thầy trẻ. Cuộc “tỉ thí” thi
công chức để thay máu cho ngành giáo dục tại đây đưa đến kết cục đáng buồn: Các
thầy già đã bị “đo ván” trước thầy trẻ! Lí do bởi đề thi đã được kết cấu
trọng tâm vào các luật lệ, quy định hiện hành được cập nhật chứ không phải
những kinh nghiệm và kĩ năng cốt yếu của người thầy. Có lẽ các lãnh đạo ở đây
cũng đoán trước được kết cục này.
Tưởng
đó cũng là bài học chung cho ngành giáo dục các địa phương không đi vào “vết
xe cũ”. Vậy mà vừa qua tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) lại xảy ra chuyện đột ngột chấm
dứt hợp đồng hàng loạt với đội ngũ giáo viên. Trong 600 giáo viên hiện tại sẽ
chỉ có hơn 80 người được xét tuyển để kí hợp đồng tiếp tục công việc. Vì sao
lại có cơ sự này với những người thầy? Trước tiên có thể khẳng định đây hoàn
toàn không phải lỗi của các giáo viên. Phải chăng là “lỗi hệ thống”? Sự việc
đang được các cấp chính quyền tìm hướng tháo gỡ nhưng hàng trăm thầy, cô giáo
có thể phần nào sụt giảm niềm tin vào nghề trân quý mà họ đã chọn.
Đã có quy
định từ lâu việc thi công chức, nhưng có lẽ lãnh đạo nhiều địa phương vì quá bận
công to việc lớn khác nên chưa làm được. Chỉ tiêu về số lượng biên chế cùng
chất lượng có lẽ chẳng địa phương nào không có. Tuy nhiên, những năm qua
ngành giáo dục tại nhiều nơi đã tuyển dụng không qua thi công chức, thoải mái
xét tuyển và kí hợp đồng lao động với giáo viên. Ai cũng biết, việc tổ chức thi
tuyển sẽ có sự công bằng, minh bạch và tạo nền tảng pháp lí cao cho việc
tuyển dụng. Mặt khác, việc xét tuyển có ai bảo đảm rằng không có tiêu cực
hoặc theo ý chí chủ quan của người tuyển dụng?
Trong
những năm gần đây đã xuất hiện dư luận nghi ngại việc chạy chọt, tiêu cực,
trục lợi trong tuyển dụng giáo viên. Việc tuyển dụng dễ dãi rồi lại sa thải
một cách vô cảm liệu có ai được lợi? Riêng đối với những người thầy, đó là
thảm họa, là một “đòn” đánh vào tâm huyết, lòng yêu nghề của họ. Mong từ nay
không còn nơi nào nỡ phụ bạc thầy già!
Đinh Hoàng
Bài
bình luận đăng Báo Người cao tuổi và Báo điện tử Ngaymoionline
ngày 20 tháng 3 năm 2018
|
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018
Bài
toán vỉa hè
Chuyện trật tự vỉa hè đô thị
cứ ngỡ đơn giản hóa ra lại là bài toán hóc búa, ít địa phương có lời giải hữu
hiệu.
Tại Quận 1 TP Hồ Chí Minh, dù
một vị phó chủ tịch rất nỗ lực nhưng dường như đang bất lực trong việc lập
lại trật tự vỉa hè. Với khát vọng xây dựng một thành phố văn minh, thanh lịch
và đáng sống, lấy lại cái tên “Hòn ngọc Viễn Đông” trong quá khứ nhưng với
cương vị phó chủ tịch quận, ông phải đối diện với lực cản như “rừng” quyền
lợi. Nhiều bãi xe nằm ở các khu “đất vàng” Quận 1 được người dân gọi là bãi
xe “vua” vì có bóng dáng công quyền. Có thể phương pháp làm của cá nhân lãnh
đạo còn có chỗ chưa thật hoàn thiện, cứng nhắc và chính trong nội bộ chưa
thật đồng bộ, nhịp nhàng nên dù xử lí quyết liệt vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cần nghiêm túc nhìn nhận toàn diện trong xử lí việc
này và có hướng giải quyết bài toán trật tự đô thị trong toàn thành phố.
Cũng bài toán trên nhưng Hà Nội lại có cách giải khác, đó là tăng
giá “bán vỉa hè”!
Hưởng ứng với Quận 1 TP Hồ Chí Minh, sau thời gian ra quân “trống
giong cờ mở” với tinh thần quyết liệt “gỡ, dỡ, đập, dẹp”… nay có vẻ “phong
trào” đã lắng, hè phố trở lại nhịp bình thường quen thuộc từ xưa.
Vỉa hè Hà Nội
Với mục tiêu kết hợp giảm ùn tắc với tăng thu ngân sách, HĐND TP
Hà Nội đã thông qua đề xuất tăng mức phí thuê lòng đường, vỉa hè, nơi cao
nhất (một số quận trọng điểm) tới 300% so với hiện tại. Ngay từ khi dự thảo
chủ trương đã có nhiều ý kiến phản biện về tính hiệu quả giảm ùn tắc giao
thông, tăng thu ngân sách và nguy cơ “té nước theo mưa”... nhưng chủ trương
vẫn được quyết định.
Điều 36 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu: “Lòng đường và hè
phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông... Trường hợp đặc biệt, việc sử
dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do UBND cấp tỉnh
quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông”.
Hà Nội ra quân "quyết liệt"
Câu “trường hợp đặc biệt… tạm thời” giống như một “khe hẹp” của
pháp luật đã được triệt để lợi dụng. Hiện nay, những trường hợp đặc biệt đã
trở nên phổ biến và “tạm thời” không quy định là bao nhiêu giờ, ngày, tháng…
nên trở thành vô hạn. Cách đây gần 1 năm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức
Chung từng nói “Trong 180 quán bia vỉa hè thì hơn 150 quán có công an đứng
sau”. Vậy là vỉa hè Thủ đô đang tồn tại khá nhiều quyền lợi của một số cán
bộ, công chức. Có lẽ biết việc dẹp vỉa hè như Quận 1 TP Hồ Chí minh là bất
khả thi nên Hà Nội có chủ trương trên. Đúng như lo ngại của dư luận, phí
trông giữ xe tư nhân, tự phát không phép tại các quận huyện đã “té nước theo
mưa”. Kết quả trước tiên người dân chịu thiệt, không rõ ngân sách tăng được
bao nhiêu, khi mà việc quản lí còn lỏng lẻo?
Xem ra “bài toán vỉa hè” ở 2 thành phố lớn nhất nước vẫn khó tìm
ra lời giải khi mà yếu tố lợi ích nhóm chưa được gỡ bỏ!./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Báo
Người cao tuổi ngày 6 tháng 3 năm 2018
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)