Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Chủ trương tốt cần có cách làm phù hợp 

Năm 2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020” với  mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phn phát trin nguồn nhân lực trong tương lai.
Các chỉ tiêu được đề ra cụ thể đến năm 2020: 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn của những trẻ tham gia ung sữa được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng; 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo, 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình sữa học đường.
Như vậy, để thực hiện chương trình này, truyền thông cần đi trước một bước cùng với sự rà soát thực tiễn, lựa chọn địa bàn, đối tượng rồi mới triển khai cho trẻ uống sữa. Xảy ra ý kiến trái chiều, thậm chí chưa đồng thuận khi triển khai chương trình này tại Hà Nội cho thấy việc thực hiện thiếu đồng bộ, chặt chẽ, nhất là tuyên truyền về chủ trương, nội dung, cách làm cho cả người dân và các cơ quan, doanh nghiệp.
Được biết chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, gia đình đóng góp 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 20% còn lại. Nhìn vào tỉ lệ này cho thấy chỉ với 20% đóng góp, doanh nghiệp đã có một nguồn đầu ra ổn định, được tiếng như làm một việc từ thiện nhưng lại không mất chi phí quảng cáo, bán hàng (có thể chiếm 23%-32% trong chu trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm).

Chương trình sữa học đường đại trà liệu có phù hợp? Ảnh minh họa.

Trong khi chưa có văn bản của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế - cơ quan đóng vai trò chủ trì chương trình này) về một hãng sữa cụ thể thì có vị lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quảng cáo là loại sữa tươi “chuyên biệt”, giúp tăng chiều cao và phát triển trí tuệ, chỉ Hà Nội mới có...

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến thông tin về chương trình sữa học đường.
Khi thầy cô, lãnh đạo ngành giáo dục “sốt sắng” trực tiếp quảng cáo, vận động phụ huynh học sinh đồng thuận việc dùng sữa học đường (dù chưa biết cụ thể loại sữa, chất lượng, an toàn thực phẩm…) sẽ khó tránh khỏi sự nghi ngờ động cơ của doanh nghiệp và một số cá nhân trực tiếp thực hiện.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là cách thức triển khai sao cho hiệu quả. Lẽ ra địa bàn ưu tiên phải là vùng khó khăn, vùng xa chứ không phải trung tâm đô thị, nơi đời sống cao, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ít. Mặt khác, trước khi thực hiện cần rà soát, thống kê thực tiễn số trẻ cần bổ sung dinh dưỡng thay vì cho trẻ uống đại trà, đồng loạt sẽ khó tránh khỏi lãng phí. Quá trình đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp cũng cần công khai, minh bạch để chọn được loại sữa bảo đảm an toàn, chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Việc tổ chức uống tại trường cần có cách làm phù hợp như bố trí khu dành riêng, thời gian cho các em dùng sữa…
Một chủ trương đúng nhưng thực hiện thiếu chặt chẽ, đồng bộ sẽ dễ bị biến tướng, kém hiệu quả./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 5 tháng 10 năm 2018  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét