Vía…
“Nhà vàng”
Theo
một câu chuyện truyền thuyết từ xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời,
trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không
nhớ mình là ai.
Lưu
lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán.
May thay, khi Thần Tài đi lang thang ăn xin thì được một chủ cửa hàng bán gà,
vịt mời ăn, bỗng từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng. Được một thời
gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống
ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người bốc mùi khó ngửi. Nghĩ Thần Tài sẽ làm
khách sợ không dám đến ăn và tốn phí đồ ăn nên người bán hàng đã đuổi đi.
Quán đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kì lạ thay, khách hàng lại
kéo hết sang quán này và gia chủ làm ăn phát đạt.
Chen chúc để được... mua vàng giá cao!
Người
dân thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua. May mắn sao Thần Tài
tìm lại được đúng quần áo của mình. Sau khi mặc quần áo, đội mũ nón, thì Thần
Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật
và tôn thờ từ đó.
Hình ảnh quen thuộc trước những ngày vía Thần Tài ở Hà Nội.
Qua câu chuyện trên thì thấy thần tài
chẳng liên quan gì đến việc mua bán vàng bạc cầu may. Thứ cần mua cho Thần
Tài phải là quần áo, thức ăn chứ sao lại là vàng? Và việc thờ, cầu may lẽ ra
phải là của những người buôn bán gà vịt chứ không phải người mua bán vàng. Thế
nhưng những năm gần đây, cứ vào ngày vía Thần Tài, không chỉ dân kinh doanh
mà cả giới văn phòng, người lao động... cũng chen chân xếp hàng dài chờ
cả tiếng đồng hồ để mua vàng với hi vọng cầu may mắn, cuộc sống sung túc,
công việc làm ăn sẽ phát tài.
Phải chăng chuyện mua vàng ngày vía Thần Tài
đã được giới kinh doanh vàng bạc tận dụng quảng cáo cùng sự hỗ trợ của các
phương tiện truyền thông và mạng xã hội? Vào dịp này lượng mua bán vàng thường
tăng vọt và đang theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Không rõ người mua
vàng có ai được may mắn trong năm hay không nhưng có điều chắc chắn là giá
vàng dịp này thường bị đẩy lên khá cao và chỉ sau vài ngày người mua đã bị lỗ
do giá trở lại mức bình thường. Người được hưởng “vía” chính là các doanh
nghiệp kinh doanh vàng bạc...
Có lẽ sau một số năm giá vàng được giữ ổn
định, không lên những cơn “sốt nóng” như những năm trước đó, việc kinh doanh
èo uột khiến các “Nhà vàng” đã phải tự tạo cho mình một cái “vía” để khuấy
động thị trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc nên
“biết ơn” những người đã tin vào ngày vía… “Nhà vàng”!./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Báo
Người cao tuổi
và Báo điện tử Ngày mới
online ngày 14 tháng 02 năm 2019
|
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét