Quan tâm lớp người
“chung thủy báo giấy”
Ông bạn hàng xóm của tôi có thói quen từ
hồi trẻ cho tới bây giờ, sáng nào cũng ra phố ăn sáng rồi mua một vài tờ báo
về đọc. Biết tôi thường mang tờ Người cao tuổi về nhà, thi thoảng ông sang
mượn cả tập báo phát hành trong tuần về đọc. Dù nhà có mạng và máy tính nhưng
ông thuộc tuýp người chung thủy với tờ báo giấy. Ông cho rằng, đọc báo giấy
có cái thú vị riêng, ngồi thư thả, chậm rãi chiêm nghiệm những vấn đề thời
sự, văn hóa văn nghệ... Gặp được bài sâu sắc, tâm đắc hoặc những tư liệu cho
là quý, nhất là bài thuốc dân gian, chăm sóc sức khỏe ông cắt ra, lưu giữ rất
cẩn thận.
CLB đọc báo của Chi hội Người
cao tuổi thôn 1 xã Tân Đức, (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận)
Trong “cơn lốc” phát triển báo điện tử và
các mạng xã hội trên Internet, làng báo giấy toàn cầu đang chịu sức ép cạnh
tranh rất lớn. Có lẽ tòa báo nào cũng chịu xu hướng sụt giảm số lượng phát
hành. Đã vậy, năm qua giá giấy in lại tiên tục tăng lên như những “cú đánh
bồi” vào nỗ lực duy trì số lượng phát hành và giữ giá bán báo. Tuy số lượng
phát hành giảm nhưng những độc giả cao tuổi vẫn rất thiết tha với tờ Người
cao tuổi dù chịu “sức ép” giá báo tăng.
CLB đọc báo Tổ 3, phường
Hương Sơn, (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên)
Có lẽ trong số những tờ báo tự hạch toán
thu chi, không có nguồn trợ cấp nào thì Báo Người cao tuổi là một trong số ít
tờ vẫn giữ được lượng phát hành khá cao. Nguyên nhân trước hết bởi Báo Người
cao tuổi luôn giữ vững “phong thái” vốn có của mình, đó là sự chỉn chu,
nghiêm túc, chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng độc giả cao
tuổi. Lớp người cao tuổi (NCT) hầu hết đã định hình văn hóa đọc, khá gắn bó
với tờ báo giấy, mặt khác nhiều người còn khó khăn trong sử dụng thiết bị
công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, điều kiện tại nhiều vùng nông thôn, vùng
sâu, rừng núi… việc tiếp cận mạng Internet chưa thuận tiện nên tờ báo giấy
vẫn là sản phẩm thiết thực, hiệu quả nhất với NCT. Như để tri ân những độc
giả chung thủy, Báo Người cao tuổi đã nỗ lực “hãm” đà tăng giá báo, dù giá
giấy tăng “phi mã” trong năm qua.
Tôi có anh bạn ở Hà Nội, bố mẹ già sống
với người anh cả ở quê, hầu như tháng nào về thăm các cụ anh cũng mua hộp sữa
ngoại, bánh kẹo làm quà. Anh kể một lần mua về hộp sữa ngoại đắt tiền, ông bố
cầm ngắm đăm chiêu rồi hỏi: “Hộp sữa này giá bao nhiêu tiền”? Tưởng ông lo
tốn kém anh nói luôn: “Có gần triệu thôi mà bố”. Ông tiếp: “Thôi, tháng sau
anh cứ mua loại sữa dăm bảy trăm cũng được. Bớt tiền đặt mua cho tôi tờ Báo
Người cao tuổi để tôi đỡ phải đến nhà ông cán bộ Hội NCT đọc nhờ. Tôi thích
những bài thuốc cổ truyền đăng tờ báo này”!
Với lớp người cao tuổi, nhu cầu đời sống tinh thần đôi khi còn quan trọng hơn vật chất.
Nhu cầu tiếp cận thông tin nói chung và
mong muốn có “người bạn tinh thần” - tờ báo của Hội NCT là thực tiễn khách
quan tại cơ sở, tuy nhiên không nhiều NCT có khả năng mua báo thường xuyên dù
mỗi tháng tiền đặt mua chỉ hơn 80 nghìn đồng… Điều này đặt ra trách nhiệm, sự
quan tâm thiết thực của tổ chức hội tại cơ sở cũng như thân nhân của NCT, bởi
với lớp người “cây cao bóng cả” thì nhu cầu đời sống tinh thần đôi khi còn
quan trọng hơn vật chất./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi
và Báo điện tử Ngày mới online ngày 13 tháng 2 năm 2019
|
Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét