Hàng
chuẩn… nghèo!
Mỗi quốc
gia khi sản xuất hàng hóa đều đưa ra những tiêu chuẩn nhằm định hướng, giữ
vững và nâng cao chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.
Tuy tiêu
chuẩn hàng hóa không phải khi nào cũng giống nhau, nó tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế, xã hội, tập quán tiêu dùng, nhưng xu hướng chung đều hướng tới sự
tiến bộ, hiện đại, tốt nhất cho cộng đồng và sức khỏe con người.
Vừa qua,
thành phố Osaka, Nhật Bản thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công
ty Masan Việt Nam do chứa acid benzoic đang gây lo lắng cho người tiêu dùng cùng
nhiều ý kiến trái chiều. Quy định của Nhật Bản là không cho phép, trong khi
cả hai thông tư của Bộ Y tế Việt Nam năm 2012 và 2015 quy định danh mục phụ
gia thực phẩm, acid benzoic đều có mặt và đều cho phép sử dụng trong sản phẩm
quả dạng nghiền như tương ớt.
Hình ảnh sản phẩm Chin-su bị thu hồi ở Nhật - Ảnh: Osaka City
Theo một
số chuyên gia, phía Nhật cấm thành phần acid benzoic trong tương ớt vì loại
gia vị này chứa nhiều vitamin C, chất mà khi phối hợp với acid benzoic sẽ sinh
ra một loại benzene có nguy cơ gây ung thư cao. Như vậy, phía Nhật cấm là có
nguyên do rõ ràng và vì sức khỏe người tiêu dùng. Một chất tiềm ẩn nguy cơ
cho sức khỏe như vậy vì sao hãng Masan khi đưa vào làm chất bảo quản không
cảnh báo người tiêu dùng, nhất là về liều lượng tối đa an toàn?
Có một
giai đoạn, khi mà đất nước còn khó khăn ta từng phải nhập một số lương thực chất
lượng thấp về sử dụng cho người. Nhưng nay đất nước đã thoát khỏi diện nước
nghèo, vươn lên có thu nhập trung bình, người dân đang hướng tới sử dụng
những sản phẩm chất lượng cao, kể cả hàng nhập khẩu, vì vậy các nhà sản xuất
cần gạt bỏ tư duy sản xuất hàng cho người thu nhập thấp.
Liệu những chai nước chấm sản xuất công nghiệp "thơm ngon" có chứa acid benzoic?
Những
tưởng Masan cũng thực hành sản xuất theo xu hướng chất lượng cao bởi vừa qua,
khi xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cho nước mắm cá, cơ quan chức năng đã mời cả chuyên
gia của hãng này tham gia. Bộ tiêu chuẩn này đã đưa vào hạn chế chất
Histamine (sinh ra khi ngâm chượp mắm, không có nguy cơ như acid benzoic)
phải dưới 400ppm. Nhiều chuyên gia cho rằng đưa Histamine vào như dự thảo chỉ
là gây khó cho người sản xuất nước mắm. Lượng nước mắm mỗi người dùng hằng
ngày ít nên chất này chiếm tỉ lệ rất nhỏ, không gây hại cho sức khỏe nên
không cần đưa vào tiêu chuẩn. Trong khi đó, những chất chẳng bao giờ có trong
nước mắm cá truyền thống như phẩm màu, chất điều vị và đặc biệt là chất bảo
quản lại được đưa vào danh mục tiêu chuẩn sản xuất! Liệu nước chấm công
nghiệp khác của Masan có chất acid benzoic hay không? Nếu có thì rất cần minh
bạch, cảnh báo cụ thể vì người dùng Việt có sở thích chế gia vị có vitamin C
(như chanh, dấm…) cùng nước mắm.
Qua vụ
tương ớt Chin-su bị Nhật Bản thu hồi nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng một
số chất bỗng dưng “cần có” trong hàng hóa tiêu dùng như nước chấm, tương ớt
chỉ là cách hợp thức hóa cho sản xuất loại hàng hóa giá rẻ, chất lượng thấp,
tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe người tiêu dùng. Vậy thì đây đúng là hàng hóa chuẩn…
nghèo!/.
Đinh Hoàng
Bài
bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày
11 tháng 4 năm 2019
|
Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét