Án
phạt dành cho ai?
Ban kỉ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã đề nghị ra án
“treo sân” 2 trận với Ban tổ chức sân Hàng Đẫy sau sự cố pháo sáng ở vòng 22
vào tối 11/9.
Nhưng đâu phải ai cũng biết Ban tổ chức là những ai? Treo sân thì
họ chịu thiệt thòi những gì?
Hình ảnh cổ động viên đốt pháo
sáng trong trận bóng tối 11/9
Sau sự cố trên, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thể thao Hà Nội
T&T Nguyễn Quốc Hội đã nói trước báo giới: “Tôi là người trong Ban quản
lí sân và đại diện T&T xin gửi lời xin lỗi tới những người hâm mộ chân
chính…”. Một lời xin lỗi được đưa ra không quá khó khăn.
Hệ quả của án phạt là các cầu thủ CLB Hà Nội, một đội đang dẫn
đầu ứng cử chức vô địch với phong cách đá đẹp phải thi đấu trên sân không có
khán giả ở vòng 23 gặp Viettel tối 15/9 và vòng 25 gặp Quảng Nam (6/10).
Với mỗi cầu thủ khi ra sân lẽ ra chỉ cần tập trung trí lực cho
việc thi đấu. Cảm hứng thi đấu thăng hoa hay không có phần quan trọng của sự
động viên đến từ khán giả trên khán đài. Đá bóng trên một sân vắng người xem
thì cầu thủ tìm đâu ra cảm hứng và động lực? Vậy, án phạt này trước tiên đã
“bổ” xuống đầu cầu thủ đội nhà một cách bất công. Họ như phải chịu trách
nhiệm trước một vài cổ động viên xấu xí. Và như vậy, cầu thủ bóng đá ra sân
đã gánh thêm trọng trách khác, đó là an ninh trên khán đài!
Với các cổ động viên chân chính và mọi khán giả (cả trên sân và
xem truyền hình, nếu trận cầu tường thuật trực tiếp) có thể coi họ cũng chịu
án phạt trên! Với những sự cố an ninh trong sân, lẽ ra khán giả phải là người
được nhận lời xin lỗi và bồi thường thế nào đó từ những người có trách nhiệm
tổ chức giải đấu.
Những thành công gần 2 năm qua của bóng đá nước nhà đến từ quá
trình đào tạo, phát triển bóng đá trẻ của các câu lạc bộ, sự hậu thuẫn của
các mạnh thường quân, nỗ lực của các huấn luyện viên, đặc biệt là HLV Hàn
Quốc Park Han Sơ. Ngoài ra theo một số nhận định, thành công còn có một lí
do, đó là bởi Liên đoàn bóng đá VFF đã… “không làm gì cả”!
Những tưởng hàng loạt vụ đốt pháo sáng của CĐV Hải Phòng năm
trước sẽ được VFF nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm của mình, sớm tìm ra giải
pháp hiệu quả và quyết tâm chấm dứt. Họ có thể “không làm gì”, như can thiệp
vào nhân sự, chuyên môn… nhưng sự an toàn của cả giải đấu và từng trận cầu,
trách nhiệm cao nhất phải thuộc về VFF. Nhưng, cũng như những lần khác, “quả
cầu” bên ngoài sân cỏ mang tên trách nhiệm đang được những người có trách
nhiệm chuyền qua lại cho nhau.
Hình ảnh nữ cổ động viên bị trọng thương vì pháo sáng trên sân vận động
Hàng Đẫy tối 11/9 vừa qua.
Người Trung Quốc xưa có câu “chưa thấy quan tài, chưa rơi lệ”. Vụ
việc xảy ra trên sân Hàng Đẫy vừa qua hoàn toàn có thể dẫn tới một án mạng
nếu quả pháo đó trúng đầu, mặt hoặc chỗ hiểm của người nào đó.
Đã đến lúc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có động thái mạnh
mẽ với Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Nếu không có mức án phạt, xử lí nghiêm túc
người có trách nhiệm trước những bất an trong các trận giao đấu bóng đá thì
sự cố pháo sáng rồi sẽ “đến hẹn” lại có!/.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 19 tháng 9 năm 2019
|
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét