Đầu
vào hay đầu ra?
Câu chuyện đầu ra của nông sản được nhắc đến rất nhiều, từng là
vấn đề nan giải thậm chí như chứng “nan y” trong sản xuất nông nghiệp!
Tuy nhiên chứng “nan y” nghề nông gần đây
đã tìm được “thuốc chữa”, ấy là việc nâng chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị
trường và sản xuất đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng.
Chuyện dễ dãi, tùy tiện trong sản xuất sẽ không có chỗ đứng trong chuỗi giá
trị toàn cầu. Chính vì làm tốt mọi công đoạn trong sản xuất nên từng bước nghành
nông nghiệp đã có những sản phẩm như rau, hoa quả, thịt gà, lợn, hải sản...
đặt chân vào các thị trường khó tính từ Australia, Nhật Bản, sang châu Âu, châu
Mỹ... Ví như quả vải, dù sản lượng tăng vượt dự liệu nhưng năm nay vẫn được
mùa mà không mất giá. Sự nỗ lực, nghiêm túc theo quy trình sản xuất sạch, an
toàn, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của đầu ra là yếu tố quyết định thành
công của sản phẩm.
Thi cử luôn là gánh nặng với học sinh, sinh viên
Từ chuyện đầu vào, đầu ra nông sản liên
hệ tới đầu vào, đầu ra của hệ thống giáo dục nước ta. Hàng trăm nghìn kĩ sư,
cử nhân tốt nghiệp hằng năm không tìm được việc làm cũng na ná câu chuyện
nông sản ế của những năm trước! Phải chăng ngành giáo dục của ta đang quá coi
trọng đầu vào, coi nhẹ đầu ra? Quá chú trọng thi cử ngay từ tiểu học cho đến
đại học đã tạo áp lực thi cử lên toàn xã hội. Cứ Hè đến là những gia đình có
con em vào lớp 1, chuyển cấp như bước vào cuộc đua “marathon” đầy lao tâm khổ
tứ để chọn trường, chạy trường nhằm có được vị trí trong một ngôi trường mong
ước.
Vụ việc gian lận điểm thi tại Hà Giang,
Sơn La và một số địa phương hiện nay là hệ quả khó tránh của cách điều hành
hệ thống giáo dục “đổi mãi mà chưa mới”. Với đào tạo đại học, khi biết rằng “vào
được ắt sẽ ra được” đã tạo tâm lí coi trọng thi cử hơn chất lượng thực học. Biết
rằng điểm có thể “chạy, mua” nên không ít sinh viên coi thường việc học trong
những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường. Điều này khác hẳn nhiều nước tiên
tiến, nơi mà thậm chí chỉ cần ghi tên nhập học, buổi nào thấy nội dung cần
thiết thì tới nghe giảng, không thì ở nhà nghiên cứu tài liệu thiết thực hơn.
Thế nhưng để có được tấm bằng đại học quả thực không dễ với những người “học
giả”. Bộ “tinh lọc” khâu cuối không cho phép người học lơ mơ mà nghĩ sẽ có
được tấm bằng đại học.
Chuyện cả họ làm quan không còn là chuyện hiếm, người tài giỏi khó lòng chen chân.
Những thí sinh “giỏi ảo” trong thi cử rất
có thể cũng sẽ có những tấm bẳng “vỏ đỏ, ruột trắng”. Với vị thế của gia
đình, tiềm lực kinh tế hoặc các mối quan hệ “mạnh mẽ”, những người này nhiều
khả năng sẽ chiếm mất vị trí của những người thực tài trong hệ thống công
quyền. Những ví dụ về chuyện cả họ làm quan tại các địa phương được dư luận
nói đến là sự minh chứng.
Đầu ra
trong sản xuất hàng hóa không tiêu thụ được gây ra sự lãng phí, trì trệ của
nền kinh tế. Đầu ra trong đào tạo con người sẽ để lại hệ quả nặng nề hơn
nhiều, nó làm lung lay nền tảng đạo đức, giá trị chính trị, tinh thần của
toàn xã hội./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi và Báo
điện tử Ngày mới online
ngày 25 tháng 7 năm 2018
|
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018
Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018
Chơi
mà học, học mà chơi
Tại Phần Lan, ngành giáo
dục nước này rất chú trọng mang đến niềm vui cho trẻ em vào giai đoạn giáo
dục đầu đời. Điều này còn được biên soạn và nhấn mạnh trong toàn bộ chương
trình giảng dạy và phương pháp học tập.
Tại Việt Nam, nhiều trường
mầm non, nhất là các trường quốc tế cũng
đang nỗ lực áp dụng mô hình này vào phương pháp dạy và học cho trẻ. Thông qua
các hoạt động, học tập trong nhà và ngoài trời giúp trẻ tự khám phá tiềm năng
và hứng thú trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Không gian được bố trí giúp
trẻ có thể học và chơi như chính ngôi nhà của mình. Trẻ có thể làm chủ việc
học và tự tay làm mọi thứ mình thích. Trẻ em học rất nhanh thông qua vui
chơi, chúng thậm chí không nhận ra rằng mình đang học bởi đã bị cuốn hút vào
điều mình đang làm. Cách học như thể chỉ chơi đã giúp trẻ phát triển cân đối
cả về trí tuệ, thể chất và nhân cách.
Mô hình “chơi mà học”
rất cần khuyến khích, nhân rộng để mang lại cho trẻ em những tháng năm tuổi
thơ không quá áp lực như hiện nay, khi mà nhiều em không còn những ngày Hè
vui vẻ.
Tuy nhiên lại có chuyện
ngược với cách học của trẻ rất đáng bàn, gọi nôm na là “học mà chơi”. Đó là
những chuyến công du, đi học tập kinh nghiệm nước ngoài của cán bộ, công chức
một số bộ ngành những năm qua.
Gần đây Thanh tra Chính
phủ qua thanh tra đã chỉ ra số liệu đáng suy ngẫm, trong giai đoạn 2012-2016,
bốn bộ ngành và 6 tỉnh cử trên 17.500 đoàn đi nước ngoài với gần 53.000 lượt
cán bộ, chi phí hết hơn 1.000 tỉ đồng. Ông Vũ Huy Hoàng thời còn làm bộ
trưởng Bộ Công Thương có năm ở nước ngoài tổng cộng 163 ngày, chiếm hơn nửa
thời gian làm việc trong năm!
Mấy ngày qua dư luận lại
xôn xao việc Bình Thuận cử đoàn cán bộ đi tham quan, tiếp cận công nghệ 4.0
về xây dựng hạ tầng khu dân cư ven biển. Trong thành phần có hai cán bộ sắp
nghỉ hưu, một là công an, một là là lãnh đạo huyện miền núi!
Không ít cán bộ đi học về chỉ đầy va li hàng giảm giá. Ảnh minh họa
Việc cán bộ đi nước ngoài
học tập kinh nghiệm là cần thiết, không ít người đã học tập được những kinh
nghiệm báu quý phục vụ hiệu quả công việc. Tuy nhiên, còn không ít những chuyến
công tác chủ yếu kết hợp du lịch vì đa số người được cử đi lại sắp hết tuổi
công tác như kể ở trên. Để việc đi công tác nước ngoài không lãng phí, mỗi
chuyến đi cần được lên kế hoạch chặt chẽ, cụ thể về nội dung, thời gian, đối
tượng, thành phần và mục tiêu đặt ra chứ không thể theo cách “cưỡi ngựa xem
hoa”. Sau mỗi chuyến đi cần có báo cáo, đánh giá kết quả nghiêm túc…
Việc cử cán bộ sắp nghỉ
hưu đi học tập; lãnh đạo địa phương “trên rừng” học xây dựng hạ tầng dân cư
ven biển chứng tỏ mục tiêu của chuyến công tác không phải như tên gọi. Đây là
sự lãng phí tiền của, dù đó có thể do doanh nghiệp tài trợ.
Trẻ em rất nên “chơi mà học”, còn cán bộ, công chức nhà nước thì không
thể “học mà chơi”!./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi và Báo
điện tử Ngày mới online
ngày 20 tháng 7 năm 2018
|
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018
Kinh
doanh… tuyển sinh
Tiền đặt cọc, giữ chỗ… trong giao dịch
dân sự thường được thỏa thuận với nhau trong hoạt động mua bán hàng hóa giá
trị lớn nhằm tránh rủi ro cho một hoặc cả hai phía. Số tiền này là một phần
thanh toán trước, khi cuộc giao dịch hoàn thành nó nằm trong giá thỏa thuận
của sản phẩm chứ không phải sự tăng thêm. Nếu người mua phá bỏ thỏa thuận sẽ
chịu thiệt (mất tiền đặt cọc) hoặc phía người bán phải chấp nhận phạt vi phạm
hợp đồng.
Phụ huynh học sinh nộp tiền cọc đăng ký tuyển sinh tại một trường tại Hà Nội
Tưởng chuyện đặt cọc, giữ chỗ chỉ có trên
thương trường, nay một số trường tư thục tại Hà Nội lại có “sáng kiến” áp
dụng vào môi trường giáo dục, biến nhà trường thành nơi giao dịch thương mại.
Ví dụ như Trường Lương Thế Vinh, mỗi học sinh
khi làm thủ tục nhập học phải nộp các khoản tổng cộng hơn 6 triệu đồng; còn
Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu riêng nộp lệ phí ghi danh cũng đến 2 triệu
đồng. Với những khoản nộp không nhỏ và “không được rút” như trên khiến
nhiều phụ huynh học sinh “khóc dở, mếu giở” khi lấy lại hồ sơ tuyển sinh để nhập
học trường khác.
Thông thường, lệ phí nộp hồ sơ chỉ là để
nơi tổ chức tuyển sinh chi phí thực tiễn cho bộ máy làm nhiệm vụ tuyển sinh và
những vật chất cần thiết như in ấn, xét duyệt… được tính toán một cách hợp
lí, hợp pháp. Với 6 triệu cho một hồ sơ tuyển sinh thì đây là chi phí kinh
doanh chứ không phải dùng cho hoạt động hành chính. Nếu số tiền trên chỉ là
tạm ứng cho dịch vụ giáo dục (sau này trừ vào học phí) thì lại là chuyện
khác. Có lẽ học sinh trúng tuyển sau này vẫn phải đóng đủ học phí hằng năm
chứ chẳng có chuyện giảm trừ từ phí tuyển sinh đã đóng bởi vì người không
trúng tuyển đâu có được lấy lại tiền đã nộp? Xem ra tuyển sinh cũng là hoạt
động mang lại lợi nhuận không nhỏ, chỉ mấy ngày đã có thể mang về hàng tỉ
đồng.
Sáu triệu đồng với nhiều gia đình tại
thành phố thì không phải quá lớn, tuy nhiên với gia đình nông dân thì lại
không nhỏ, đó chính là mồ hôi nước mắt vất vả từ công việc nặng nhọc mới có
được. Người công nhân tại nhiều khu công nghiệp mức lương cũng chỉ trên dưới
6 triệu đồng/tháng. Vậy mà nhà trường chỉ cần nhẹ nhàng thu phí hồ sơ nhập
học đã thu về tiền triệu. Phải chăng họ đang “bán” giá trị thương hiệu? Dù dây
có là hoạt động kinh doanh thì cũng cần đạo đức kinh doanh, khi mà “khách
hàng” là những người mà thu nhập, cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Theo pháp luật, về bản chất các trường tư thục được phép kinh
doanh trong lĩnh vực giáo dục. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ mang về lợi nhuận
cao vì được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành chất lượng sản
phẩm cần được tính đúng, tính đủ một cách hợp pháp, hợp lí và hợp… đạo lí. Dù
có yếu tố lợi nhuận thì nhà trường cũng không thể biến thành “thị trường”. Chỉ
có môi trường nhân văn, lành mạnh mới thực sự mang lại tính giáo dục, nền
tảng tạo nên những sản phẩm tốt cả về năng lực và đạo đức là các em học sinh./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Báo
Người cao tuổi và Báo điện tử Ngày mới online
ngày 12 tháng 7 năm 2018
|
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018
Sự nhiêu khê của chiếc phù hiệu
Phù hiệu chỉ là vật để người
ta nhận diện sơ lược về người hay vật mang danh chung. Ví như trong quân đội,
tấm phù hiệu cho biết đấy là quân nhân thuộc quân binh chủng nào hay học viên
đang đào tạo trong nhà trường. Người quân nhân được cấp phù hiệu cũng giống
việc nhận một loại quân trang theo tiêu chuẩn, không cần xét duyệt.
Sử dụng phù hiệu nay có ở mọi
ngành nghề, lĩnh vực, từ anh xe ôm, ông bảo vệ cho đến các phương tiện sản
xuất, hành nghề. Vì chỉ là sự nhận diện ban đầu, tưởng chẳng cần điều kiện,
tiêu chuẩn cao siêu, ấy vậy mà nay lại có loại phù hiệu mà để có nó rất…
không đơn giản, đó là tấm phù hiệu xe tải!
Có được chiếc phù hiệu này khá nhiêu khê
Với một người hiểu biết bình
thường về xe ô tô thì chỉ cần nhìn lướt qua là có thể biết xe đó là xe tải,
bán tải, tải nặng hay xe container… Và đã là xe tải thì công năng của nó có
gì khác ngoài vận tải mà phải gắn phù hiệu xe tải?
Theo quy
định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tại Điều 2 thì đối tượng áp dụng gồm tổ
chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
và Điều 11 quy định các dòng xe tải “kinh doanh vận tải” đều phải lắp
hộp đen hợp chuẩn và làm phù hiệu xe tải.
Vậy là lực
lượng cảnh sát giao thông cứ chiểu theo nghị định này, xe tải nào không có
phù hiệu đều được kiểm tra, xử lí khiến nhiều lái xe bị phiền phức. Thế là
tất cả cá nhân, doanh nghiệp sở hữu xe tải “nháo nhào” đi làm thủ tục để được
cấp phù hiệu “xe tải” theo quy định dù nhiều trường hợp chẳng kinh doanh vận
tải! Ví dụ một doanh nghiệp chế biến gạo dùng xe tải thu mua, vận chuyển thóc
lúa của người dân và chuyển từ kho tới nơi chế biến, chiếc xe chỉ là phương
tiện sản xuất chứ đâu có kinh doanh vận tải? Chết nỗi tại Điều 2 kể trên thì
chỉ cần “liên quan đến kinh doanh vận tải” đã hàm ý “câu móc” sang Điều 11 và
thực hiện điều này lại cần thêm nhiều điều kiện khác. Sự nhập nhèm giữa xe
tải với kinh doanh vận tải đã biến nhiều cá nhân, doanh nghiệp “bất đắc dĩ”
trở thành doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Hành trình có được chiếc phù hiệu
xe tải cũng nhiêu khê không kém đăng kí kinh doanh vận tải bằng xe ô tô!
Trong kiểm tra, xử phạt có vẻ giữa xe tải với kinh doanh vận tải đã bị đánh
đồng!
Kiểm tra phương tiện giao thông của cơ quan chức năng tại Hà Nam
Từ biểu
tượng nhận diện bỗng dưng tấm phù hiệu xe tải như có “sức nặng” đè lên vai
người dân, doanh nghiệp. Dù có hay không phù hiệu thì khi lưu thông trên
đường người lái xe vẫn phải tuân thủ sự kiểm tra của cơ quan chức năng về an
toàn kĩ thuật, tải trọng… khi có nghi vấn. Thêm chiếc phù hiệu có cần thiết
hay không trong khi không ít chiếc phù hiệu gắn sai đối tượng như kể trên?
Chính phủ
kiến tạo cần nỗ lực gỡ bỏ những điều kiện rối rắm, nhiêu khê không cần thiết,
chuyển sự phức tạp thành đơn giản giúp doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất,
kinh doanh. Chuyện chiếc phù hiệu xe tải thì ngược lại, từ đơn giản hóa… phức
tạp!./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi và Báo điện tử Ngày mới online
ngày 11 tháng 7 năm 2018
|
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018
Tăng lương và lương tăng
Việc tăng lương là sự chia sẻ
lợi ích của doanh nghiệp với người lao động giúp cải thiện đời sống khi năng
suất lao động và lợi nhuận kinh doanh tăng lên. Về riêng biệt với cá nhân lao
động còn có việc nâng lương trên cơ sở năng lực, thời gian đóng góp của cá
nhân theo quy định của doanh nghiệp và pháp luật hiện hành.
Ở Việt Nam ta thì việc tăng
lương tối thiểu cũng được hiểu là sự tăng lương nhưng là sự quyết định về
chính sách của Nhà nước với doanh nghiệp và người lao động. Đây là sự áp dụng
chung, nằm ngoài ý chí chủ quan của doanh nghiệp, là sự ứng phó với tổng hòa
nhiều yếu tố khách quan nhằm giữ ổn định giá trị tiền lương thực tế.
Có một lực lượng không sản
xuất, chẳng liên quan đến năng suất, lợi nhuận doanh nghiệp nhưng thi thoảng
cũng được tăng lương, đó là những người hưởng lương hưu. Nếu xét về bản chất
thì chẳng có lí do để tăng lương cho người không còn lao động. Vì vậy gọi là
tăng lương hưu có vẻ chưa thực sự chuẩn xác, đúng ra đó chỉ là sự bù trượt
giá.
Nhiều người hiểu, với một
nước đang phát triển như Việt Nam thì yếu tố lạm phát trong phạm vi kiểm soát
chủ động mang tính tích cực cho tăng trưởng. Tăng trưởng cao giúp doanh
nghiệp nâng cao lợi nhuận, tạo cơ sở cải thiện đời sống người lao động. Tuy
nhiên, lạm phát cũng là yếu tố “ăn mòn” đồng lương của người hưởng lương nói
chung trong đó người nghỉ hưu, hưởng trợ cấp xã hội chịu tác động nhiều nhất.
Trong mấy năm qua mức lạm phát luôn duy trì từ 3,53% - 4,74% cho nên việc
điều chỉnh tăng lương hưu vừa qua cũng chỉ bằng tổng giá trị mất giá của đồng
tiền trong 2 năm. 6 tháng đầu năm nay xuất hiện dấu hiệu đáng lo khi chỉ
số CPI tháng 6 đã tăng 4,67% so với tháng trước và bình quân 6
tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kì năm 2017. Dù giữ được chỉ tiêu lạm
phát 4% năm nay thì lương hưu cũng đồng nghĩa sẽ giảm tương ứng về giá trị.
Giá cả hàng tiêu dùng luôn có xu hướng tăng, ảnh hưởng lớn tới người hưởng lương
Như vậy, sự giảm lương hưu là
một tiến trình tất yếu trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Nên chăng
chính sách pháp luật cần có sự điều chỉnh hoặc có điều khoản trong Luật Bảo
hiểm xã hội dạng như “bảo hiểm giá trị đồng lương” để giữ ổn định đời sống
cho người nghỉ hưu, người hưởng trợ cấp xã hội. Hằng năm, khi chỉ số lạm phát
chính thức được công bố, Nhà nước sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội
theo chỉ số đó mà không cần bàn thảo có hay không việc điều chỉnh này.
Những đối tượng chính sách chẳng đòi hỏi
được tăng lương. Họ chỉ cần Nhà nước giữ vững giá trị thực tế của đồng tiền
so với giá trị mớ rau, cân thịt ngoài chợ hằng ngày đang nhảy múa, leo thang
về giá cả!./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Báo
Người cao tuổi
và Báo điện tử Ngày mới
online ngày 10 tháng 7 năm 2018
|
Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018
Hậu kê khai đâu chỉ có tiền?
Dự án Luật Phòng chống tham
nhũng sửa đổi được Quốc hội cho ý kiến tại kì họp thứ
5 vừa qua. Trong các nội dung, việc thu
thuế 45% đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc vẫn là phần được
tranh luận nhiều nhất và là phương án lựa chọn của cơ quan soạn thảo.
Mục tiêu của việc kê khai tài
sản là nhằm quản lí chặt chẽ thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là những
người giữ vị trí, cương vị quan trọng, có quyền lực và quản lí nhiều tài sản
công. Tuy nhiên mục tiêu “sàng lọc”, làm trong sạch đội ngũ mới là quan trọng
nhất, chứ không phải việc thu về bao nhiêu % từ số tài sản bị phát lộ.
Việc không kê khai, kê khai
không đầy đủ, khi bị phát hiện không giải trình được nguồn gốc tài sản đặt ra
vấn đề đáng bàn hơn là số lượng và giá trị tài sản đó. Thử đặt ra mấy giả
thuyết: Thứ nhất, người kê khai cố tình giấu giếm tài sản trước tổ chức. Nếu
nguồn gốc tài sản không phải từ nguồn vi phạm luật pháp hoặc không chính đáng
(ví dụ do tranh chấp, nhạy cảm trong nội bộ gia đình) liệu có ai cần giấu giếm?
Vì bất kì lí do nào khác thì người kê khai cũng đã có hành vi thiếu trung
thực trước tổ chức, một điều không được tồn tại ở một cán bộ, công chức, nhất
là người giữ vị trí quan trọng. Thứ hai, người kê khai thực sự không biết rõ
nguồn gốc tài sản từ đâu. Giả thuyết này chỉ là trên lí thuyết bởi không
người bình thường nào có khối tài sản lớn mà lại không biết rõ nguồn gốc. Nếu
quả thực như vậy thì đây là người khiếm khuyết về nhận thức, điều không được
có với một cán bộ, công chức nắm giữ tài sản, quyền lực công.
Với 2 giả thiết trên thì việc
xử lí “hậu kê khai” cần giải quyết trước tiên chính là với người kê khai chứ
không chỉ là tài sản kê khai. Với một cán bộ, công chức không trung thực hoặc
khiếm khuyết về nhận thức cần phải đình chỉ chức vụ để làm rõ những vấn đề
này. Đồng thời với đình chỉ chức vụ, tổ chức có trách nhiệm tiến hành xác
minh, kiểm tra làm rõ nguồn gốc tài sản, nếu là trái luật pháp thì tịch thu,
xử lí theo pháp luật. Nếu không vi phạm pháp luật thì đánh thuế thu nhập cá
nhân và xử lí hành vi trốn thuế theo quy định hiện hành. Vi phạm dù mức độ
nào cũng cần cho người đó thôi việc.
Nếu cứ mãi lo việc thu hay
không thu, đánh thuế bao nhiêu là phù hợp với tài sản không rõ nguồn gốc
trong khi bộ máy vẫn tồn tại những “kẻ trộm tiềm năng” thì tài sản công sẽ
tiếp tục bị đục khoét, thất thoát. Tài sản “đã mất” có thể rất lớn nhưng
những tài sản “sẽ mất” mới là vô cùng!
Chỉ có
cách làm cương quyết, triệt để và “tới cùng” mới chấm dứt được tính hình thức
trong kê khai, tạo được bước chuyển biến thực chất trong công tác đấu tranh
phòng chống tham nhũng./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi và Báo điện tử Ngày mới online
ngày 4 tháng 7 năm 2018
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)