Đầu
vào hay đầu ra?
Câu chuyện đầu ra của nông sản được nhắc đến rất nhiều, từng là
vấn đề nan giải thậm chí như chứng “nan y” trong sản xuất nông nghiệp!
Tuy nhiên chứng “nan y” nghề nông gần đây
đã tìm được “thuốc chữa”, ấy là việc nâng chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị
trường và sản xuất đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng.
Chuyện dễ dãi, tùy tiện trong sản xuất sẽ không có chỗ đứng trong chuỗi giá
trị toàn cầu. Chính vì làm tốt mọi công đoạn trong sản xuất nên từng bước nghành
nông nghiệp đã có những sản phẩm như rau, hoa quả, thịt gà, lợn, hải sản...
đặt chân vào các thị trường khó tính từ Australia, Nhật Bản, sang châu Âu, châu
Mỹ... Ví như quả vải, dù sản lượng tăng vượt dự liệu nhưng năm nay vẫn được
mùa mà không mất giá. Sự nỗ lực, nghiêm túc theo quy trình sản xuất sạch, an
toàn, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của đầu ra là yếu tố quyết định thành
công của sản phẩm.
Thi cử luôn là gánh nặng với học sinh, sinh viên
Từ chuyện đầu vào, đầu ra nông sản liên
hệ tới đầu vào, đầu ra của hệ thống giáo dục nước ta. Hàng trăm nghìn kĩ sư,
cử nhân tốt nghiệp hằng năm không tìm được việc làm cũng na ná câu chuyện
nông sản ế của những năm trước! Phải chăng ngành giáo dục của ta đang quá coi
trọng đầu vào, coi nhẹ đầu ra? Quá chú trọng thi cử ngay từ tiểu học cho đến
đại học đã tạo áp lực thi cử lên toàn xã hội. Cứ Hè đến là những gia đình có
con em vào lớp 1, chuyển cấp như bước vào cuộc đua “marathon” đầy lao tâm khổ
tứ để chọn trường, chạy trường nhằm có được vị trí trong một ngôi trường mong
ước.
Vụ việc gian lận điểm thi tại Hà Giang,
Sơn La và một số địa phương hiện nay là hệ quả khó tránh của cách điều hành
hệ thống giáo dục “đổi mãi mà chưa mới”. Với đào tạo đại học, khi biết rằng “vào
được ắt sẽ ra được” đã tạo tâm lí coi trọng thi cử hơn chất lượng thực học. Biết
rằng điểm có thể “chạy, mua” nên không ít sinh viên coi thường việc học trong
những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường. Điều này khác hẳn nhiều nước tiên
tiến, nơi mà thậm chí chỉ cần ghi tên nhập học, buổi nào thấy nội dung cần
thiết thì tới nghe giảng, không thì ở nhà nghiên cứu tài liệu thiết thực hơn.
Thế nhưng để có được tấm bằng đại học quả thực không dễ với những người “học
giả”. Bộ “tinh lọc” khâu cuối không cho phép người học lơ mơ mà nghĩ sẽ có
được tấm bằng đại học.
Chuyện cả họ làm quan không còn là chuyện hiếm, người tài giỏi khó lòng chen chân.
Những thí sinh “giỏi ảo” trong thi cử rất
có thể cũng sẽ có những tấm bẳng “vỏ đỏ, ruột trắng”. Với vị thế của gia
đình, tiềm lực kinh tế hoặc các mối quan hệ “mạnh mẽ”, những người này nhiều
khả năng sẽ chiếm mất vị trí của những người thực tài trong hệ thống công
quyền. Những ví dụ về chuyện cả họ làm quan tại các địa phương được dư luận
nói đến là sự minh chứng.
Đầu ra
trong sản xuất hàng hóa không tiêu thụ được gây ra sự lãng phí, trì trệ của
nền kinh tế. Đầu ra trong đào tạo con người sẽ để lại hệ quả nặng nề hơn
nhiều, nó làm lung lay nền tảng đạo đức, giá trị chính trị, tinh thần của
toàn xã hội./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi và Báo
điện tử Ngày mới online
ngày 25 tháng 7 năm 2018
|
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét