Alibaba và…
Theo Quy định tại Khoản 2, Điều 41 Nghị
định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán
hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình
thức phân lô, bán nền.
Từ quy định này, việc kinh
doanh bất động sản (BĐS) đã có một phân khúc rất “ngon ăn” với các nhà đầu tư
lướt sóng. Những cơn sốt đất, những vụ lừa đảo quy mô lớn đều có căn nguyên
lợi dụng quy định trên của luật pháp. Dẫu biết rằng điều luật cho phép chuyển
nhượng dự án chưa hoàn thành đi kèm các điều kiện chặt chẽ, đầy đủ pháp lí về
đất đai, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, nghĩa vụ tài chính… nhưng những thứ đó
các nhà đầu tư thứ cấp khó mà biết được.
Một dự án ảo của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Angel Lina.
Những vi phạm và tranh
chấp ở các doanh nghiệp BĐS xảy ra ngày càng nhiều đang làm nóng dư
luận.
Tập đoàn Alibaba là một doanh nghiệp BĐS. Khởi nghiệp với vốn điều
lệ 1 tỉ đồng, hơn một năm sau họ đã nắm trong tay tới 18 dự án, tất cả
đều là đất nền, trải rộng trên một địa bàn rộng lớn từ Đồng Nai sang TP Hồ
Chí Minh, xuống Bà Rịa - Vũng Tàu, nay vươn ra Bình Thuận... cùng số vốn đã
vọt lên 1.600 lần! Dù sớm xảy ra tranh chấp song việc bán hàng vẫn đều đặn,
khách hàng vẫn xuống tiền và công ty liên tục tuyển thêm nhân viên. Những dự
án đất nền mà doanh nghiệp này mở bán liên tục được ra mắt là điều khó tin
như chuyện “nghìn lẻ một đêm”! Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì đa phần
các dự án chỉ là “vẽ ra” để bán hàng.
Lãnh đạo và nhân viên Công ty Alibaba chống đối chính quyền cưỡng chế sai phạm.
Một doanh nghiệp khác là
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Angel Lina cũng có hình thức kinh doanh tương
tự. Công ty này kêu gọi góp vốn đầu tư vào các dự dự án ảo tại TP Hồ Chí
Minh. Dự án đất nền Angel Lina bán lại là các khu đất đang nằm trong diện quy
hoạch của Nhà nước như đất cây xanh, hồ điều tiết, đường dự phòng…
“Phân khúc” phân lô bán
nền rõ ràng đang gây nên nhiều hệ lụy xấu, tạo những điểm nóng bất ổn về an
ninh trật tự.
Hình ảnh hàng chục nhân
viên đồng phục Alibaba ngang nhiên tấn công, phá hoại tài sản của lực lượng
chức năng tới cưỡng chế công trình vi phạm của doanh nghiệp này tại Bà Rịa - Vũng
Tàu khiến dư luận thực sự lo ngại. Không những thế, lãnh đạo tập đoàn này còn
ngông cuồng hơn khi lên mạng thóa mạ, sỉ nhục công an, chủ tịch xã…
Nhân viên Công ty Alibaba đập phá phương tiện cưỡng chế của chính quyền.
Cái tên Alibaba khiến mọi
người nghĩ đến câu chuyện trong “nghìn lẻ một đêm” của nàng Scheherazade ở xứ Ba Tư.
Trong truyện cổ tích này, Ali Baba là một người lương thiện, nghèo khó… Ngược
lại, Tập đoàn BĐS Alibaba là một doanh nghiệp giàu khủng, có trong tay còn
hơn cả 40 tên cướp!
Thật khó hiểu khi doanh nghiệp sai phạm
liên tục mấy năm qua mà vẫn nhởn nhơ, coi thường pháp luật. Nếu vụ việc thóa
mạ công an, lãnh đạo chính quyền sở tại của lãnh đạo Tập đoàn Alibaba không
được xử lí nghiêm minh thì những doanh nghiệp bất lương, kinh doanh bằng lừa
đảo và vũ lực sẽ tiếp tục “mọc ra”!
Để có một thị trường BĐS lành mạnh, vì
người tiêu dùng, đã đến lúc Nhà nước cần có sự điều chỉnh luật pháp kinh
doanh BĐS, trong đó nên bỏ việc cho phép phân lô, bán đất nền./.
Đinh Hoàng
Bài
bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 09 tháng 7 năm 2019
|
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét