Cái
giá của ý thức
Con người ta ai cũng có ý thức, hiểu theo phạm trù triết
học duy vật biện chứng rằng vật chất có trước, ý thức có sau.
Tuy nhiên trong cuộc sống ta thường nhắc tới ý thức con
người theo nghĩa từ nhận thức đến hành động, thể hiện bằng thái độ, trách
nhiệm và hệ quả của nó. Khi một người có nhận thức bình thường và xử lí mối
quan hệ với người khác, với cộng đồng đúng đắn, có trách nhiệm thì được coi
là có ý thức và ngược lại. Cái ý thức này luôn có giá trị: Vô giá hoặc đắt
giá.
Câu chuyện nữ bệnh nhân Covid-19 số 17 của Việt Nam ở phố
Trúc Bạch Hà Nội đang gây bức xúc dư luận là điển hình của ý thức kém cỏi, vô
trách nhiệm để lại cái giá đắt đỏ cho cộng đồng, xã hội và đất nước.
Phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) đoạn từ số nhà 125 đến 139 được phong toả nghiêm ngặt, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” từ ngày 7/3.
Nếu là một người có ý thức trách nhiệm trước cộng đồng,
khi về từ vùng có dịch, cơ thể lại đang có biểu hiện sốt mà bản thân đã nhận
biết lẽ ra cô ta phải khai báo ngay tại sân bay thì mọi chuyện đã đơn giản
hơn nhiều. Hệ thống phản ứng phòng dịch tại đây sẽ đưa ngay cô ta tới phòng
cách li, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển về Bệnh viện nhiệt đới trung ương cơ sở
2 cách đó chỉ mươi cây số. Còn toàn bộ hành khách, phi hành đoàn sẽ được đưa
tới nơi cách li để sàng lọc, xét nghiệm… Vậy là rất ít người tiếp tục có tiếp
xúc với cô ta, kể cả người thân. Chi phí cho những việc trên sẽ đỡ tốn kém
hơn rất nhiều và quan trọng nhất là những tiếp xúc tiếp theo bậc F2, F3, F4…
sẽ hạn chế và được khống chế kịp thời. Cái vô ý thức đó đã khiến ngay cả người
thân của cô gái này cũng nhiễm bệnh và chưa biết hậu quả còn đắt giá với
chính gia đình cô ta và cộng đồng sẽ thế nào.
Việt Nam đã có 38 ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 12/3
Suốt mấy ngày qua cả hệ thống chính trị, bộ máy chính
quyền từ Hà Nội đến các tỉnh cùng Chính phủ phải vào cuộc cho việc khoanh vùng,
cách li, điều tra các đối tượng tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp nhiều tầng nấc.
Chi phí cho những hoạt động này không nhỏ mà đó là để trả giá cho ý thức kém
cỏi, sự ích kỉ của một vài cá nhân.
Bỗng dưng người dân nhiều nơi bị khoanh vùng, sinh hoạt
đảo lộn, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ bị ngưng trệ, chí ít cũng hàng
chục ngày. Thiệt hại về kinh tế, xã hội đã và sẽ còn gia tăng.
Những chi phí cho nhiều việc trên của chính quyền, cộng
đồng, cá nhân, doanh nghiệp… có thể tính toán được bằng tiền tỉ, thậm chí
nhiều tỉ đồng. Tuy nhiên, sức khỏe, tính mạng con người không thể tính được
bằng tiền vì nó là vô giá.
Nếu rủi ro có người không thể cứu chữa, bỏ mạng, khi đó
cái giá của hành vi vô ý thức, vô trách nhiệm này sẽ là đắt nhất, không gì
đánh đổi được./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi tháng 03
năm 2020
|
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét