Nền tảng sức mạnh dân tộc Mỗi chúng ta có tình yêu
gia đình, dòng tộc bởi đó là nguồn cội sinh thành, dưỡng dục, yêu thương để
ta thành người. Một gia đình nếu các thế
hệ yêu thương, đùm bọc, hạnh phúc, thế hệ sau sẽ trân trọng, tự hào và noi
gương cha anh. Truyền thống vẻ vang của tiên tổ luôn là niềm tự hào để thế hệ
sau có được động lực phấn đấu trong xây dựng cuộc sống hiện tại. Người Việt ta có truyền
thống vô cùng quý báu, đó là lòng yêu nước thương nòi, đoàn kết tạo nên sức
mạnh của dân tộc suốt hàng nghìn năm qua. Chính vì vậy, dù là một nước nhỏ
nhưng dân tộc ta vẫn kiên trung, giữ được dòng dõi tộc hệ và văn hóa, không
bị thôn tính hay đồng hóa. Nền tảng truyền thống yêu nước có được bởi các thế
hệ kế tiếp nhau đã truyền dạy, nhắc nhở về lịch sử dựng nước và giữ nước của
tổ tiên. Chiến thắng Bạch Đằng Bác Hồ chính là người
quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục lịch sử cho thế hệ sau. Ngay từ những năm
20 của thế kỉ XX khi còn bôn ba xứ người, Bác đã lấy các đề tài lịch sử như
vở kịch “Con rồng tre”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”... để tuyên truyền
thức tỉnh, giác ngộ đồng bào trước áp bức, đô hộ của phong kiến, thực dân.
Cuối năm 1941 khi mới về nước, dù bao công việc bộn bề của cách mạng nhưng
Người đã tập trung viết tập “Lịch sử nước ta”. Đây là tập diễn ca lịch sử được
Bác viết làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện ở chiến khu
Việt Bắc và được phổ biến rộng rãi trong Nhân dân nhằm giáo dục, phát huy
lòng yêu nước, yêu truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, góp phần chuẩn
bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tầm quan trọng của việc này được Bác
nhắc trong hai câu: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam. Môn Lịch sử và giáo dục
lịch sử truyền thống quan trọng như vậy nhưng năm học 2022 - 2023, chương
trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10, môn Lịch sử được
xếp vào nhóm lựa chọn (không bắt buộc). Nhiều năm qua, dư luận đã
lo ngại về thực trạng dạy và học môn Lịch sử, học sinh không thiết tha môn
học này. Thực hiện chương trình phổ thông mới khả năng môn Lịch sử sẽ càng
đáng lo hơn. Lịch sử dân tộc vô cùng phong phú, tự hào nhưng cách biên soạn
tài liệu, cách giảng dạy đã khiến nó trở nên nhàm chán, không cuốn hút học
sinh. Sẽ ra sao nếu thế hệ trẻ
dù rất nhiều tài năng về các chuyên ngành khoa học, công nghệ nhưng lại mơ hồ
về lịch sử truyền thống dân tộc? Những tài năng nhưng
không có niềm tự hào dân tộc, không hiểu gốc gác tổ tiên giống nòi cùng với
sự tác động của các thế lực xấu tuyên truyền lôi kéo, đến một lúc nào đó có
thể chính họ sẽ đòi viết lại lịch sử cha ông mình. Liên Xô và một số nước
XHCN từng xảy ra trào lưu bôi nhọ, xuyên tạc, đòi viết lại lịch sử. Đòn giáng
vào niềm tin, gây sự phân tâm trong xã hội, phá hủy nền tảng khối đoàn kết đã
đẩy tiến trình tan rã và sụp đổ nhanh chóng của các chế độ nhà nước tại Liên
Xô, Đông Âu. Bởi vậy, môn Lịch sử
không thể coi là môn học không quan trọng trong sự nghiệp trồng người./. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 19/4/2022 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét