Bài
toán “tinh giản” Vừa qua Bộ Chính trị đã
ban hành Kết luận số 40-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lí biên chế
của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026. Theo đó tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Giai đoạn
2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công
chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương tinh giản,
nâng cao chất lượng bộ máy trong hệ thống chính trị là quyết tâm chính trị
lớn, xuyên suốt của Đảng ta trong nhiều năm qua. Tuy nhiên cho đến nay bộ máy
hành chính không những chưa giảm mà có những nơi, những bộ phận tiếp tục
phình ra khiến nguồn lực ngân sách bảo đảm ngày một khó khăn. Nguyên nhân có
nhiều song điều quan trọng nhất là việc đánh giá hiệu quả, xếp loại hoàn
thành nhiệm vụ trên vị trí việc làm chưa đúng, chưa sát khiến khi muốn tinh
giản thì chẳng biết tinh giản ai. Ví dụ, báo cáo của Chính phủ năm 2019, tỉ
lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (mức cao nhất) chiếm 23,52%, hoàn
thành tốt nhiệm vụ chiếm 73,38%, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về
năng lực chỉ có 2,15% và không hoàn thành nhiệm vụ là 0,61%. Đối với viên
chức, tỉ lệ này lần lượt là 23,58% - 70,84% - 4.96% và không hoàn thành nhiệm
vụ là 0,46%. Vậy là nếu tinh giản biên chế công chức thì chỉ có thể giảm số
hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm và không hoàn thành
nhiệm vụ (chiếm 2,66%) trên mục tiêu 5%. Chỉ tiêu còn lại sẽ phải tinh giản
trong số 73,38% công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vậy sẽ giảm ai và tại sao
lại tinh giản người đang làm tốt nhiệm vụ của mình? Căn bệnh thành tích trong
giáo dục đã mang đến con số kết quả xếp hạng học sinh một số địa phương có tỉ
lệ xuất sắc và giỏi chiếm hơn 94%, tỉ lệ kém chưa đến 1%. Phải chăng trong bộ
máy hành chính trong hệ thống chính trị cũng đang tồn tại vấn đề mà mọi người
hay gọi: “Bệnh thành tích”? Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là việc định lượng công việc, nhiệm vụ trên từng vị trí của công chức, viên chức chưa rõ, chưa sát, còn chung chung, thậm chí định tính. Thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc thiếu hoặc không chuẩn thì bình xét cuối năm cũng sẽ cảm tính, không đúng thực tế. Nếu việc lượng hóa nhiệm
vụ trên cương vị chuẩn xác cùng với giải pháp đưa chỉ tiêu hoàn thành xuất
sắc, hoàn thành tốt không quá 95% (công chức) và không quá 90% (viên chức) sẽ
cho ra đáp án con số 5-10% nhân sự cần được báo động vào vòng tinh giản. Nếu
tình trạng đó ở mỗi nhân sự kéo dài một số năm nhất định sẽ là cơ sở để ra
quyết định cắt hợp đồng lao động. Làm được như vậy sẽ không
còn thực trạng hàng chục phần trăm công chức, viên chức “sáng cắp ô đi, chiều
cắp ô về” mà vẫn yên tâm hưởng lương ngân sách./. Đinh Hoàng
Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 30/7/2022 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét