Bình
đẳng quyền sở hữu đất ở Bẵng đi một thời gian, vừa qua khi xây
dựng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Bộ Xây dựng lại đưa ra đề xuất từng bị dư
luận phản ứng: Quy định thời hạn sử dụng chung cư 50 hoặc 70 năm (tại phương
án 1). Hết thời hạn, quyền sở hữu của chủ căn hộ sẽ chấm dứt. Ai cũng biết rằng tuổi thọ một công
trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng, kĩ thuật, vật liệu… được sử dụng khi
thi công. Do vậy, quy định thời hạn phải căn cứ vào những vấn đề đó chứ không
thể vì tên tuổi công trình. Những công trình như Nhà hát lớn, Phủ
Chủ tịch, Nhà khách Chính phủ… (tại Hà Nội), Bưu điện trung tâm, Bảo tàng mỹ
thuật, Bến Nhà Rồng… (tại TP Hồ Chí Minh) hay nhiều kiến trúc Pháp khác có lẽ
tuổi đời đã trên trăm năm mà cho đến nay vẫn vững chắc, bền đẹp như thuở ban
đầu. May mắn thay người Pháp đã không quy định thời hạn sử dụng những công
trình này là 50 hay 70 năm! Nhà hát lớn Hà Nội Một thực trạng buồn là hàng nghìn căn
chung cư tại các đô thị được xây dựng từ những thập niên 70, 80 thế kỉ trước
nay xập xệ mất mĩ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn song đang bế tắc
về cách giải quyết. Phải chăng từ chuyện khó khăn cải tạo, xây mới các chung
cư cũ này mà cơ quan quản lí muốn tạo một nền tảng pháp lí mới để tương lai
dễ giải quyết với chung cư cũ? Kĩ thuật, chất lượng xây dựng nhà ở, chung cư
hiện nay đã khác xa và tiến bộ vượt bậc so với cách đây 40-50 năm, không thể
nhìn thực trạng hiện tại của chung cư cũ để xây dựng pháp lí cho hàng chục
năm sau. Cần có quan điểm và cách nhìn đúng đắn, khách quan và khoa học về
thời hạn sử dụng công trình hiện nay, không chỉ nhà chung cư. Người dân sở hữu căn hộ chung cư, suy
đến cùng là bình đẳng với người có căn hộ riêng lẻ. Mỗi người khi mua căn hộ
cũng đồng thời là mua quyền sử dụng đất ở của căn chung cư đó dù nó rất nhỏ
(vì phải chia bình quân cho diện tích các tầng nhà). Dù nhà ở loại gì thì
cũng phải gắn với đất ở, không thể tồn tại trên không trung. Nếu quy định
thời hạn 50, 70 năm thì chỉ có thể là thời hạn của công trình xây dựng đó chứ
không thể là thời hạn quyền sử dụng đất ở của người đã sở hữu. Hết thời hạn,
khi công trình xuống cấp cần cải tạo hay xây mới thì quyền sở hữu vẫn không
thể thay đổi. Nên chăng cơ quan quản lí cần xây dựng
bộ tiêu chí, tiêu chuẩn một cách khoa học để thẩm định, đánh giá sự an toàn
của các công trình khi xây dựng, từ đó quyết định thời hạn sử dụng cho phù
hợp. Việc này cần áp dụng với toàn bộ các công trình (trong đó có chung cư và
nhà ở riêng lẻ), bởi tại Hà Nội đã từng xảy ra những vụ sập nhà riêng lẻ do cũ
nát. Khi xây dựng pháp luật, cơ quan quản
lí cần dựa trên nền tảng pháp lí cao nhất về quyền sở hữu nhà ở, đất ở của cá
nhân đã được pháp luật bảo vệ. Không thể vì chất lượng, tên gọi công trình mà
tước đi quyền sở hữu hợp pháp của người dân./. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 28/9/2022 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét