Thói
kì thị Hồi tôi mới nhập ngũ vào
đơn vị, do tân binh ở nhiều vùng miền nên ban đầu thường tụ nhóm theo quê
hương (làng, xã, huyện, tỉnh). Sau một thời gian sống cùng nhau thì “tính
đồng hương” giảm đi và dần hình thành các nhóm bạn bè theo tính cách, sở
thích hoặc đơn giản chỉ là… hợp nhau. Thế nhưng có một chuyện cứ khi nào được
khơi ra là chắc chắn dẫn đến… cãi nhau, đó là câu chuyện gọi tên con tôm, con
tép. Thực tiễn cách gọi tôm
tép theo vùng miền có sự khác nhau, dân vùng ven biển, đồng bằng thường gọi
tôm, tép là hai loại (có hình dáng giống nhau); còn dân vùng trung du, miền
núi thì gọi tép là tổng hợp những con cá cỡ nhỏ, còn tôm thì chỉ phân biệt
tôm to, tôm nhỏ với hình dáng giống nhau (tôm càng, tôm riu…). Mỗi khi “vấn
đề tôm tép” được đưa ra là vùng nào cũng cho rằng cách gọi của “quê tôi” là
đúng! Thậm chí đến mức đồng chí chính trị viên đại đội phải vào cuộc dàn hòa:
“Các đồng chí gọi theo cách nói quê mình thì chẳng ai sai, vì đó là bản sắc,
tập quán riêng. Nếu ai thích mất đoàn kết thì hãy tranh luận chuyện này. Mà
đơn vị quân đội mất đoàn kết thì lấy đâu ra sức mạnh?”.
Thực tế mỗi miền quê đều có những phong tục, tập quán, nét văn hóa, lời nói, giọng điệu riêng, có nét đẹp và cả những thói tật, tồn tại... Những thói hư, tật xấu hoặc tập quán không đẹp nếu được nêu ra thường đánh vào lòng tự trọng của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng riêng. Con người thường mắc tật xấu nhất, đó là chỉ thích xoáy vào tật xấu của người khác, không muốn nói đến cái hay, cái đẹp của họ và thường quên đi cái chưa đẹp, thói tật của chính mình. Vừa qua, một tài khoản
trên mạng xã hội đã đăng tải video với nội dung thể hiện quan điểm chê người
miền Trung với những cụm từ không thiện cảm, thậm chí miệt thị. Ngay sau khi
video này được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội đã có rất nhiều người
lên án gay gắt hành động kì thị vùng miền. Chúng ta đều biết miền
Trung, một dải đất bao đời hứng chịu những khó khăn, gian nan của cả thiên
tai lẫn địch họa. Thế nhưng cũng chính dải đất này đã sinh ra bao hào kiệt,
nhân tài đóng góp lớn lao cho đất nước. Một vùng miền đầy gian lao và anh
dũng trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, ai cũng xứng đáng tự hào,
sao lại khơi nên vài thói tật mang tính cá nhân để quy kết? Nếu không có bề
dày truyền thống cưu mang, đoàn kết chống chọi với khó khăn, chịu thương chịu
khó, nếu không có đức tính cần cù trong lao động, học tập… thì sao làm nên
những kì tích trong suốt hàng trăm năm qua? Khi ai đó muốn xoáy và một vài
thói tật cá nhân để hạ thấp cả một cộng đồng thì chắc chắn người đó có động
cơ không tốt. Hiện nay một số kẻ xấu, thế
lực thù địch thường đưa ra những chuyện khác biệt vùng miền để gây nên sự kì
thị, phân biệt, từ đó phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thứ mà chúng
sợ nhất và khó công phá nhất. Ai sa đà vào những chuyện kì thị vùng miền là
đã mắc mưu kẻ xấu, trở thành “hạt nhân” làm việc không công cho chúng./. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 30/8/2022 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét