Giá của thần tượng Trang Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia đưa ra khái niệm thần
tượng: là hình ảnh hay một vật chất khác tượng trưng cho một vị
thần được hướng đến để thờ phụng, tôn sùng trong tôn giáo; hoặc còn có thể là
bất kì người nào hay thứ gì được quan tâm bằng sự ngưỡng mộ, yêu mến hay sùng
bái. Với giới trẻ ngày nay thần tượng thường là
những người trẻ tài năng ở một lĩnh vực nào đó, nhất là trong hoạt động văn
hóa, nghệ thuật. Trào lưu sùng bái các thần tượng ca nhạc Hàn Quốc trong một
bộ phận giới trẻ đã xuất hiện từ khoảng chục năm lại đây. Giai đoạn đầu những
hành động sùng bái thái quá đã có nhiều ý kiến tranh luận, phê phán. Đến nay
nhiều người coi đó là chuyện bình thường và tôn trọng ý thích cá nhân. Tôi
không được trực tiếp xem đêm diễn của nhóm nhạc Blackpink tại Mỹ Đình nên rất
chú ý tìm hiểu xem trên báo chí, mạng xã hội đánh giá, phân tích về cái hay,
sự đặc sắc trong nghệ thuật và hình thức biểu diễn sau đêm 29/7. Tuy nhiên
hầu như chưa có bài viết nào miêu tả, truyền tải rõ cái hay, cái đẹp của đêm
diễn đắt giá này. Từ truyền hình trung ương đến các báo điện tử, trang mạng xã
hội chỉ thấy những từ như bùng nổ, kiệt xuất, đáng giá… Chỉ có vài chi tiết
được nhiều bài viết xoáy vào ca ngợi, đó là thần tượng đã chào khán giả bằng
tiếng Việt (khá ngọng), đội nón lá khi biểu diễn và nhảy cover sử dụng bài hát
“See tình”của ca sĩ Việt Nam Hoàng Thùy Linh. Các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam, nhất là giai
đoạn kháng chiến chống ngoại xâm trong thế kỉ 20 có rất nhiều tài năng kiệt
xuất. Họ cũng được cả một thế hệ hâm mộ, sùng bái bởi những tác phẩm nghệ
thuật đã đi vào trái tim, biến thành sức mạnh yêu nước và hun đúc hoài bão,
lí tưởng sống cho hàng triệu con người. Thế hệ trẻ của ta ngày nay cũng không
ít tài năng đã và đang cống hiến cho đất nước, họ rất cần được hâm mộ, cổ vũ
và noi theo. Phải thừa nhận ngành công nghiệp văn hóa của
Hàn Quốc khá thành công với cách làm bài bản công phu, đặc biệt là cách quảng
bá để thu hút khách hàng. Trong thế giới mở như hiện nay thì một sản phẩm
hàng hóa bán chạy nhất chưa hẳn đã là sản phẩm số 1 về chất, nó chỉ cần đánh
trúng tâm lí của người tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của ngành công nghiệp
văn hóa là lợi nhuận chứ không mấy cao siêu. Được biết mỗi tấm vé xem chương trình của
nhóm Black Pink có giá thị trường tự do từ 6,5 đến hơn chục triệu đồng (bằng
lương cả tháng của nhiều lao động hiện nay). Với người trẻ, nhất là đang đi
học, chưa có công ăn việc làm thì đây là khoản chi tiêu không nhỏ cho một đêm
xem biểu diễn nghệ thuật. Nếu đi xem chỉ vì sùng bái thần tượng thì quả
nhiên, giá của nhần tượng ngày nay là… khá đắt!/. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp
chí Người cao tuổi ngày 04/8/2023 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét