Sao trì hoãn văn minh thương mại? Tôi nhớ mãi một câu chuyện từ những năm 80 thế kỉ trước. Trong
chuyến đi công tác, trên đường về cơ quan, tiện tuyến đường đi qua gần nhà
nên cậu lái xe mời tôi và một cán bộ khác ghé thăm gia đình. Tới chợ phố
huyện cậu lái xe vào mua con gà để tiếp khách vì nhà không nuôi được. Giữa
lúc khách và chủ đang rôm rả bữa cơm chiều thì thấy nhà hàng xóm nháo nhác
ngoài cổng tìm con gà bị mất. Có người còn nói đổng như cố để người trong gia
đình cậu lái xe nghe được: “Hình như ban nãy thấy có nhà nào băm chặt gì đấy, hay là thịt gà?”. Dù biết
rõ không có chuyện bắt trộm gà hàng xóm song cả chủ và khách bỗng chùng
xuống, mất đi không khí vui vẻ. Dù ngay tình song nếu hàng xóm biết nhà này
vừa thịt gà trong khi không nuôi được thì cũng chẳng có gì minh chứng cho sự
trong sạch. Hóa đơn mua hàng vẫn xa lạ với chợ truyền thống Nay đã bước sang thế kỉ 21, thời đại khoa học công nghệ 4.0
nên mọi chuyện đều có thể minh bạch và kiểm chứng, nhất là trong lĩnh vực
thương mại. Minh bạch thương mại thông qua tờ hóa đơn mang lại lợi ích cho
nhiều phía từ Nhà nước đến doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước kiểm
soát được doanh thu và quản lí nghĩa vụ thuế của bên bán hàng; doanh nghiệp,
cá nhân kinh doanh giám sát và quản lí tốt việc kinh doanh; người tiêu dùng
được sử dụng hàng hóa có xuất xứ rõ ràng và sự bảo đảm về chất lượng. Ví như
câu chuyện mua con gà kể trên nếu thời đó cũng có tờ hóa đơn mua hàng thì
chẳng có chuyện gì đáng lo. Dù đã bước vào thời mà công nghệ thông minh đã khá phổ biến
song hiện nay văn minh thương mại của ta cũng vẫn như thời sơ khai, hầu hết
hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thậm chí cả một số doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm nhiều
tới chuyện xuất hóa đơn trong kinh doanh. Với người mua hàng thì cũng chưa có
thói quen đòi hỏi hóa đơn bán hàng, dù đó là một quyền lợi, nhất là khi xảy
ra tranh chấp thương mại. Cách đây hơn 3 năm Chính phủ đã ban hành Nghị định
123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có hiệu lực từ ngày 1/7/2022
trong đó có điều khoản yêu cầu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải xuất hóa
đơn điện tử theo từng lần bán. Thực hiện Nghị định, đã có một số địa phương,
doanh nghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện, dù ban đầu phải bỏ ra một số
chi phí cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng, in xuất hóa đơn. Tuy nhiên còn
khá nhiều doanh nghiệp đang viện lí do khó khăn, nhất là chi phí để trì hoãn
thực hiện một chủ trương đúng đắn của Nhà nước. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tiêu cực tại các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu trong đó nổi lên vấn đề gian lận, trốn lậu thuế bị phát
hiện và xử lí. Nguồn lợi thu được từ chuyện không minh bạch doanh thu, gian
lận nghĩa vụ thuế chắc chắn không phải nhỏ nên lí do về chi phí thực hiện
xuất hóa đơn điện tử phải chăng chỉ là… lí do?/. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 17/01/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét