Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Mục đích “giống nhau” - Quan điểm khác nhau


Hiện dư luận đang rất quan tâm tới nội dung cuộc hội thảo do Bộ Tài chính tổ chức về điều hành thị trường xăng dầu. Tại cuộc hội thảo này đã có nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt song ai cũng khẳng định quan điểm của mình vì lợi ích chung, không tư lợi.
          Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng (đại ý): phải tạo môi trường chủ động cho các doanh nghiệp xăng dầu để luôn giữ vững nguồn cung cho nền kinh tế và kinh doanh không bị lỗ. Nếu điều hành cứng nhắc, coi chừng thị trường xăng dầu sẽ “vỡ”, không còn ai muốn kinh doanh xăng dầu, ảnh hưởng tới an ninh năng lượng đất nước. Nôm na hiểu rằng, phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp xăng dầu kinh doanh có lãi, “sống khoẻ” như vậy nền kinh tế đất nước sẽ có lợi, người dân sẽ “được nhờ”.
          Nhưng quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và nhiều chuyên gia kinh tế thì lại khác.
Ai cũng biết hiện từ Chính phủ đến mỗi người dân đang gồng mình chống chọi với lạm phát, tìm mọi cách để thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ với mục tiêu cao nhất lúc này là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo dảm an sinh xã hội. Xăng dầu là nguồn chi phí đầu vào của hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, là nguồn cung cấp tiêu dùng hàng ngày của hàng triệu người dân. Chỉ cần giảm vài phần trăm đã có tác động không nhỏ theo chiều tích cực. Lạm phát cứ tăng phần trăm nào là thu nhập, đời sống của người lao động, người hưởng lương giảm đi tương ứng. Vậy mà một thời gian dài giá xăng dầu thế giới sụt giảm, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cứ lặng thinh. Báo chí lên tiếng khá nhiều song tình hình không thay đổi. Còn nhớ trước đó khi giá dầu thô thế giới tăng lên, ngay lập tức Bộ Công Thương đã có phương án tăng giá trình Chính phủ (mặc dù như DN nói giá xăng dầu thương mại không phải là đồng nhất giá dầu thô). Thông cảm với DN, người dân và Chính phủ đã đồng thuận ngay với biên độ tăng khác xa với mức giảm giá gần đây.
          Từ thực tiễn diễn biến như vậy thiết nghĩ quan điểm nào là vì lợi ích đất nước, lợi ích hàng triệu người dân, quan điểm nào là nguỵ biện đã rõ.
                                                                                         Đinh Hoàng

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Khái niệm mới (tiếp)

Vùng cấm bay
          Mời bạn hãy điểm lại tiến trình thiết lập “vùng cấm bay” để “bảo vệ” dân thường do NATO thực hiện theo Nghị quyết của HĐBA LHQ sẽ hiểu rõ hơn thế nào là “vùng cấm bay” và “bảo vệ” người dân. Không biết “hàng ngàn người” dân thường bị đàn áp dưới thời ông Ca - đa - phi có thực hay không, nhưng số người “phải chết” do việc “cấm bay” cũng đến nhiều ngàn rồi. Và còn bao nhiêu người nữa sẽ “phải chết” vì việc này thì chưa ai biết được.
          Thực ra, cụm từ “thiết lập vùng cấm bay” chẳng qua do các nước Phương Tây gọi một cách hoa mỹ mà thôi. Việc “thiết lập vùng cấm bay” cũng đã từng được A-đôn-phơ Hit-le thực hiện vào những năm 1939-1945 tại các nước châu Âu nhằm bảo vệ giống nòi Giéc-manh cao quý trước nguy cơ bành trướng của người Do Thái. Cũng rất nhiều người “phải chết” để một số “được sống”.
          Có một sự khác nhau quan trọng là trước kia Hít - le tỏ ra “thật thà” hơn Phương Tây. Hắn không dấu diếm mục tiêu, tham vọng, không phải núp bóng ai khi hành động. Còn Phương Tây phải núp bóng LHQ. Khi mà chiến trường còn đang khét lẹt mùi bom đạn, hàng núi xác chết đang chất đống trên sa mạc bốc mùi xú uế thì các công ty dầu mỏ của họ đã vội vàng ào đến tựa bầy diều hâu đói khát. Vì vậy mục đích của cuộc chiến dường như “bị lộ” hơi sớm!



                                                                            Đinh Hoàng
Bạn có thể xem trên blog: hdinhkhai.blogtiengviet.net

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Khái niệm mới
TIẾN SỸ GIẤY
Xưa kia từ “tiến sỹ giấy” được gọi cho một thứ đồ chơi trẻ em. Cái tên “tiến sỹ giấy” xuất phát từ nguyên liệu được làm bằng giấy. Ngày nay khái niệm này có thể đã khác. Có thể gọi “tiến sỹ giấy” theo 2 cách:
          - “Tiến sỹ giấy” là tiến sỹ được công nhận thông qua việc người nghiên cứu chủ yếu dùng tài liệu, giấy tờ cóp nhặt (hoặc bán sẵn tại các cửa hàng phô tô cóp pi), tạo nên những công trình hoành tráng, nghe rất hay nhưng không thể ứng dụng vào thực tiễn. Thường thường, những “công trình” bảo vệ luận án tiến sỹ này sẽ được “cất” vào sọt rác để tái chế. Chung quy “tiến sỹ giấy” thời nay cũng là một loại đồ chơi, nhưng là của người lớn. (Tuy nhiên, với một số người nó không phải là đồ chơi, nó là hành trang để tiến thân).
          - Một cách khái niệm nữa, “tiến sỹ giấy” đơn giản là tiến sỹ làm bằng Tiền giấy, nhưng có lẽ nếu ít tiền thì cũng khó làm.
          Nay nếu muốn khắc thêm vào bia Văn Miếu cho cả số “tiến sỹ giấy” này thì chắc cũng phải dùng “bia giấy”!

                                                                         Đinh Hoàng

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Giữ gìn bản sắc ngôn ngữ tiếng Việt:

Cần sớm có những việc làm cụ thể
          Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay đã hội đủ những yêu cầu cho sự nghiệp phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội. Mặc dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, chịu sự đô hộ, đồng hoá của ngoại bang song nền văn hoá của người Việt vừa được giữ vững, vừa chắt lọc, kế thừa những tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Trong gần 100 năm dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc, ngôn ngữ tiếng Việt tiếp tục giữ vững tính độc lập v à bản sắc Lạc Hồng đồng thời tiếp thu có chọn lọc nền ngôn ngữ hiện đại của người Pháp, người Anh đáp ứng nhu cầu tiếp cận nền khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại.
          Từ khi nước ta bước vào giai đoạn hội nhập sâu với thế giới, ngôn ngữ tiếng Việt chịu sự chi phối mạnh mẽ của ngôn ngữ nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó nổi bật là tiếng Anh. Từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng xã hội, ở đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của ngôn ngữ tiếng Anh. Việc sử dụng một số từ ngoại lai trong các văn bản pháp quy dường như mặc nhiên được thừa nhận bởi trong tiếng Việt còn thiếu. Tuy nhiên cũng có những nơi đã có sự lạm dụng thái quá. Việc sử dụng tiếng Anh lai tạp, tuỳ tiện trong giới trẻ (tuổi tin - teen), nhất là trong giao tiếp ngày càng phát triển và đã đến mức báo động.
          Thực tiễn trên đặt ra cần có sự chuẩn hoá, thống nhất trong sử dụng tiếng Việt, nhất là trong cách viết, cách đọc. Lấy ví dụ như cách viết chữ i và y trong các từ như sỹ - , quy - qui… Việc viết tên người, địa danh nước ngoài hiện nay một số tờ báo, truyền hình cứ bê nguyên xi tiếng nước ngoài vào trang viết khiến hầu hết người xem đành “bó tay”. Hàng loạt thuật ngữ đã được Việt hoá từ lâu như Ác - hen - ti - na, Bra-xin, a-xit, ba-zơ, ba-zan, can-xi, cac-bon, ma-giê, v.v. lại được thay bằng nguyên dạng hoặc gần dạng Anh, Pháp, thành: Argentina, Brazil, acid, base, basalt, calcium, carbon, magnesium, v.v… Còn cách đọc thì mỗi nơi một kiểu, thử xem vài ví dụ: tên gọi tắt của các nhóm nước như G7, G8, G20... được các phát thanh viên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đọc là “gờ bảy”, “gờ tám”, “gờ hai mươi”; trong khi đồng nghiệp của họ ở Đài truyền hình TP.HCM (HTV) đọc là “giê bảy”, “giê tám”, “giê hai mươi”, chữ GDP (viết tắt của tổng sản phẩm quốc nội) nơi đọc là “giê đê pê” lại có nơi đọc là “gi đi pi” vv…

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011


Chỉ tại pha tiếng
          Một cô gái học được chút tiếng Anh, muốn thể hiện cho mọi người biết là mình giỏi ngoại ngữ nên rất hay chêm tiếng Anh vào khi nói chuyện. Một lần cô đưa bạn trai về nhà, giới thiệu với mẹ:
          - Đây là anh Dũng, bạn con, anh ấy là một đì dai nơ (designer) đấy mẹ ạ!
          Nghe con gái nói vậy bà mẹ cứ tròn xoe mắt nhưng không dám nói gì. Lát sau bà vội gọi con vào buồng hỏi nhỏ:
          - Này con, quan hệ hai đứa thế nào? Sao nhìn nó cao to, đẹp trai thế mà bị bệnh sa đì hả con?
          - Mẹ thì! Mẹ chả hiểu gì cả, ý con nói là anh ấy là một đi dai nơ, tức là một nhà thiết kế, mà là thiết kế thời trang đấy. Mẹ lạc hậu chả biết tí tiếng Anh nào cả. Mẹ yên tâm đi, anh ấy lúc nào cũng ô kê (okay).
          - Tiên sư chị, ô kê thì mẹ biết là cái gì rồi (vì bà đã từng xem ti vi quảng cáo một loại dụng cụ tránh thai có tên như thế). Mà quan hệ hai đứa đã đến đâu mà dùng ô kê? Cẩn thận không khéo rồi ễnh bụng ra đấy con ạ…
                                                                    Đinh Hoàng
Bạn có thể xem trên địa chỉ: hdinhkhai.blogtiengviet.net

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

14 điều răn đời người
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
  Ngu dốt lớn nhất đời người là dối trá
  Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
  Bất hạnh lớn nhất của đời người là ghen tỵ
  Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất chính mình
  Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
  Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty
  Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
  Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
  Tài sản lớn nhất của đời người là trí tuệ và sức khỏe
  Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
  Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
  Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
  An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

                                        Sưu tầm

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Sự kiện 11/9 đã 10 năm:
Bao giờ nước Mỹ sẽ an toàn 


Thấm thoắt đã 10 năm trôi qua sau vụ khủng bố 11/9 tại nước Mỹ.
Sau vụ khủng bố đẫm máu này đã có nhiều cuộc chiến mang tên chống khủng bố được phát động, cùng với nó là hàng trăm ngàn sinh linh vô tội đã bị tàn sát bởi bom đạn chiến tranh. Không biết trong số những người bị giết bởi các cuộc chiến đó có bao nhiêu phần tử khủng bố? Hậu quả của các cuộc chiến này chưa dừng lại, vẫn đang tiếp diễn hàng ngày bởi nó đã châm ngòi, tiếp lửa cho lòng thù hận dân tộc, sắc tộc, tôn giáo…
Tôi có thể khảng định chắc chắn rằng rất nhiều người Mỹ hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của chủ nghĩa khủng bố cũng như các hành động khủng bố hiện nay. Mọi dân tộc, tôn giáo trên thế giới này không phải sinh ra mang dòng máu khủng bố, họ đều yêu chuộng hoà bình, muốn có cuộc sống thanh bình trong dựng xây đất nước, dựng xây tổ quốc của họ. Khi mà trên thế giới tình trạng bất công, đói nghèo, mất độc lập dân tộc còn tồn tại thì làm sao loại bỏ được khủng bố?
Vậy thì nước Mỹ cũng như nhiều đồng minh của họ đã được gì sau bao cuộc chiến tranh mang danh chống khủng bố?
Chúng ta dễ nhận thấy các cuộc chiến lật đổ các chế độ lãnh đạo ở các nước như I- răc, Ap- ga- nix- tan, Li- bi và đe doạ, bao vây, cấm vận với I- ran, Xi- ri…, đây đều là các quốc gia dầu mỏ, chính quyền không thân phương Tây. Sau mỗi cuộc chiến lật đổ các nhà lãnh đạo người ta mới “vỡ lẽ” ra là các nước đó không có mối đe doạ nào, không đứng đằng sau vụ 11/9, không có vũ khí huỷ diệt vv và vv…Sau 10 năm - người được cho là chỉ đạo vụ khủng bố 11/9/2001 Bin La- đen mới bị tiêu diệt, mà lại ở trung tâm một nước đồng minh thân cận của Mỹ. Thật đau!
Các cuộc chiến tranh 10 năm qua đã tiêu tốn của nước Mỹ hàng ngàn tỉ đô la, không biết các nhà lãnh đạo nước Mỹ có xót của không? Tôi cho rằng không. Bởi số tiền đó là tiền người dân Mỹ đóng thuế mà có. Hơn nữa nước Mỹ hiện là con nợ lớn nhất thế giới (hàng chục ngàn tỉ đô la) cho nên tiền đó còn là của nhân dân nhiều nước trên thế giới cho nước Mỹ “mượn” để tiêu dùng. Gọi một cách nôm na như người Việt ta thường nói: đó là “tiền chùa”!. Đã là được tiêu tiền chùa thì ai tiêu mà chả sướng, mất gì của ai? Tuy nhiên cũng có những món tiền thu lại nhưng không phải "tiền chùa”- Đó là tiền bán vũ khí của các công ty tư bản Mỹ (ít ai thống kê xem Mỹ đã thanh lý được bao nhiêu bom đạn trong các kho vũ khí sắp hết hạn sử dụng); Đó là tiền lợi nhuận của các công ty dầu mỏ Mỹ thông qua những hợp đồng béo bở với những đối tác mới được dựng lên sau chiến tranh. Những nguồn tiền này dĩ nhiên không phải là tiền chùa, nó không thể mang chia cho người dân Mỹ.
Như vậy, nhu cầu tìm được lợi nhuận của các công ty Tư bản luôn tồn tại cùng thể chế của nó. Như vậy chiến tranh không thể dừng lại, hoà bình khó có cơ hội tiếp cận. Những bất công ấy chừng nào còn hiện hữu, nó sẽ song hành cùng mối bất an của nước Mỹ.
                                                                      Đinh Hoàng
(Bạn có thể xem trên địa chỉ: hdinhkhai.blogtiengviet.net)

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

              Sống chung với phí   
       
          Đố ai biết trên thế giới hiện nay có nước nào nhiều loại phí hơn Việt Nam ta?
Dân ta đã quen sống chung với các loại phí nên thành ra cũng quen dần, có phát sinh thêm vài ba loại cũng cảm thấy bình thường.
Bộ Giao thông vận tải đang trình Chính phủ dự thảo thu phí Bảo trì đường bộ. Hiện đã có phí cầu đường, phí xăng dầu rồi nhưng có lẽ cơ quan chức năng thấy số tiền thu được còn ít (không biết do giá thu thấp hay chi phí quản lý cao nên hiệu quả thu ngân sách hạn chế?)
Tuy nhiên cả 2 kịch bản thu được trình đều có những bất cập, khó có thể công bằng với các đối tượng sử dụng:
Kịch bản 1 là thu phí sử dụng đường bộ trực tiếp từ đầu ô tô theo nhóm xe và ô tô sử dụng dầu diesel đóng phí cao hơn xe sử dụng xăng 1,5 lần (thu được 6.146 tỉ đồng/năm); thu phí sử dụng đường bộ qua giá xăng dầu được tiêu thụ trên cả nước với mức thu 1.000 đồng/lít (thu được 2.971 tỉ đồng/năm); ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 3.083 tỉ đồng để đủ nhu cầu vốn bảo trì đường bộ.
Với kịch bản 2, ngoài thu phí theo đầu phương tiện như phương án 1, ngân sách Nhà nước sẽ cấp bổ sung cho quỹ bảo trì đường bộ 6.054 tỉ đồng/năm bằng nguồn từ thuế nhập khẩu xăng dầu, ấn định 1.000 đồng/lít. Bên cạnh đó sẽ cấp ngân sách trung ương cho quỹ Trung ương (1.868 tỉ đồng/năm), ngân sách các tỉnh thành cấp cho quỹ địa phương (1.397 tỉ đồng/năm).
Phương án thu phí bảo trì đường bộ bằng cách thu trực tiếp từ đầu ô tô, thu gián tiếp qua giá xăng, từ ngân sách nhà nước cấp bổ sung trực tiếp cho đủ nhu cầu vốn bảo trì đường bộ đang được xem là phương án chính.
Tuy sẽ loại bỏ các trạm thu phí do nhà nước quản lý song hiện còn rất nhiều trạm thu phí của các nhà đầu tư cầu đường đang trong hạn thu hồi vốn đầu tư. Vậy thì nghiễm nhiên phương tiện qua các con đường có trạm thu này phải đóng thêm một loại phí nữa. (Nếu ai đã từng đi trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước mới thấy cơ man nào là các trạm thu phí, có chỗ 2 trạm còn nhìn thấy mặt nhau vì chỉ cách có mấy cây số, đi vài chục cây phải đóng mấy lần phí là chuyện tất yếu).
Còn chuyện thu phí trên đầu phương tiện thì cũng rất nhiều nhiêu khê, không hề đơn giản, nhất là với xe máy. Việc thu này sẽ do ai đảm nhiệm, hay là mỗi phường xã lại phải thêm một biên chế làm việc này. Hai nữa lâu nay phương tiên xe máy của người dân thường mua bán trao tay, qua rất nhiều người, chủ ban đầu có khi ở Cà Mau nhưng người đang sử dụng thực tế lại ở Hà Giang! vậy thì thu phí ở ai?
Mọi việc thực ra chẳng mấy phức tạp nếu Nhà nước đủ nguồn ngân sách chi cho việc bảo trì đường bộ, cho nên mới có thêm “sáng kiến” này. Với các cơ quan chức năng của ta hiện nay do năng lực quản lý có hạn nên thường tính đến những phải pháp đơn giản và dễ dàng nhất. Chẳng hạn như không quản lý được thị trường vàng thì tính đến việc cấm mua bán vàng miếng trên thị trường tự do là đơn giản nhất. Cũng như vậy, thiếu nguồn tiền thì cứ thu phí của dân và doanh nghiệp là dễ nhất, đố ai tránh được. Cũng ít ai muốn nghĩ đến việc sử dụng nguồn quỹ từ phí này sao cho hiệu quả. Mọi người đã biết Quỹ bình ổn giá xăng dầu do người sử dụng xăng dầu đóng mỗi lít 300-500đ, mỗi năm thu về mấy ngàn tỉ đồng nhưng có thấy bình ổn gì đâu, giá xăng thế giới chỉ cần tăng lên ít ngày là đã có ngay phương án tăng giá của TCTy xăng dầu VN, mỗi lần tăng từ 1500 đến 2500 đồng. Nhưng, khi giá xăng dầu thế giới giảm sâu nhiều ngày, người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông ý kiến mãi mới được doanh nghiệp điều chỉnh giảm và cũng chỉ tượng trưng mấy trăm đồng/lít mà thôi. Giá như vậy nhưng các Công ty xăng dầu kinh doanh mấy năm qua đều lãi hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Cho nên có thể gọi Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ “hỗ trợ doanh nghiệp” để kinh doanh có lãi thì đúng hơn.
Hiện nay có rất nhiều nguồn thu đáng lẽ phải được thu về cho việc nâng cấp, bảo trì hệ thống đường sá nhưng còn bị bỏ ngỏ, nguồn lợi rơi vào những cá nhân, nhóm lợi ích và doanh nghiệp. Đơn giản như phí trông giữ xe ở các thành phố lớn hàng ngày thu về không ít song Nhà nước chưa quản lý được. Hay nguồn thu ngân sách trong quản lý doanh nghiệp FDI thất thu do tình trạng chuyển giá, năm nào các doanh nghiệp này (gần đến 40% doanh nghiệp) cũng báo lỗ, do vậy không phải nộp thuế, tuy nhiên họ lại không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh?!…
Trước tình trạng trên, người dân cần xác định phải sống chung với phí, khó có những chuyển biến khác được. 
 Biết đâu, đến một ngày đẹp trời nào đó lại có "sáng kiến" thu những loại phí mới để xây dựng các quỹ, chẳng hạn như Quỹ bảo trì đường sắt, Quỹ bảo trì đường thuỷ, Qũy bảo trì đường biển vv và vv… vì rằng những lĩnh vực này cũng đang nhiều bức xúc lắm!
                                                            Đinh Hoàng
                                                      

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

                 Lòng tin
Nghe tin anh Thọ được về nghỉ mất sức, nhân dịp nghỉ ngày lễ giáp ngày chủ nhật tôi đã tranh thủ đến thăm gia đình anh. Thực ra giữa tôi và anh Thọ ban đầu quen nhau cũng chỉ tình cờ chứ không phải cùng học, cùng đơn vị hay đồng hương, đồng khói gì. Hồi đó tôi là một tân binh, sau khoá huấn luyện, bắn đạn thật được 30 điểm nên đơn vị thưởng 7 ngày phép. Chiều tối hôm đó sau 2 chặng xe buýt chen chúc tôi mới tới bến xe khách lấy vé về đơn vị. Cùng đứng xếp hàng mua vé cạnh tôi có một anh đeo quân hàm trung sỹ Pháo binh. Tính anh xởi lởi, luôn chủ động bắt chuyện với mọi người. Thấy tôi đeo quân hàm Công binh, anh hỏi:
- Chắc bạn ở Đoàn 06.
- Vâng, em mới nhập ngũ mấy tháng, được thưởng mấy ngày phép, hôm nay về đơn vị.
- Tốt, chắc bắn giỏi hả? Mình nhập ngũ được 2 năm rồi, mình làm khung huấn luyện bên E24. Vạn sự khởi đầu nan, cậu lập được thành tích thế nên cố gắng phấn đấu phát huy. “Nghề bộ đội” bọn mình đòi hỏi khắt khe và “vất” lắm.
Sau đó tôi biết tên anh là Thọ, hơn tôi 2 tuổi, tiểu đội trưởng đơn vị Pháo binh. Anh vừa đi xác minh lý lịch một chiến sỹ ở Ninh Bình, hôm nay về đơn vị.
Đến giờ bến bán vé, khi sờ túi lấy tiền tôi giật mình vì không thấy chiếc ví đâu. Lúc đó mới sực nhớ ra, lúc chen chúc trên xe buýt 2 gã thanh niên cứ ép sát tôi, có lẽ đó là lúc tôi bị chúng móc ví. Thấy tôi hoảng hốt, mặt tái nhợt, anh Thọ hỏi:
- Cậu sao thế, mất tiền à?
- Vâng, có lẽ lúc em đi xe buýt bị mất ví rồi!
- Ồ, thế có mất giấy tờ gì quan trọng không?
- Không ạ, chỉ tờ giấy phép và ít tiền mẹ cho đi đường.
- Thôi, để mình mua vé cho, nếu sau này gặp lại thì mình xin, không thì thôi, cảnh lính tráng với nhau cả mà.
- Vâng ạ, em cám ơn, hôm nào ngày nghỉ có phụ cấp em sẽ đến gửi lại anh.
Hôm đó nếu không có anh thì không biết tôi sẽ xử lý ra sao, chắc phải đi bộ hơn 50 km để về đơn vị!
Sau lần đó, thỉnh thoảng tôi lại sang đơn vị anh chơi và anh cũng đôi lần sang đơn vị thăm tôi. Anh coi tôi như người em, cho tôi nhiều lời khuyên quý báu trong cuộc sống của một chiến sỹ. Khi được đơn vị lựa chọn cử đi học sỹ quan, tôi còn phân vân, vì muốn khi hết nghĩa vụ về thi vào đại học, anh nói:
- Cậu đã tốt nghiệp cấp 3, có trình độ văn hoá phổ thông, nên đi học để thành sỹ quan sẽ có điều kiện cống hiến tốt hơn. Phục vụ lâu dài trong quân đội cũng tốt. Mình chỉ hết cấp 2, rất tiếc khó có cơ hội được đi đào tạo cơ bản như cậu.
Nghe lời anh, tôi nay đã trở thành một sỹ quan, một cán bộ đại đội...
Đơn vị nơi tôi công tác cách nhà anh chừng 25 km. Anh Thọ lấy vợ hơi muộn, vợ anh là giáo viên, hai người đã có một cháu trai. Là ngày nghỉ nên cả gia đình anh đều ở nhà.
Căn nhà đơn sơ của anh chị ngoài mấy tâm huân chương của anh, phía góc nhà, nơi có bàn học tập tôi thấy trên tường treo rất nhiều giấy khen về thành tích học tập của cháu Tâm, con trai vợ chồng anh Thọ, ngoài thành tích hàng năm, cháu còn được đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong bữa cơm thận mật, tôi luôn miệng tấm tắc khen cháu Đức, đứa con chăm ngoan, học giỏi. Chị Lý - vợ anh Thọ vui vẻ nói:
- Nhìn cháu là tôi lại nhớ tới buổi tối hôm đó. Chúng tôi thật biết ơn chú Liêm. Nếu không có chú ấy giúp đỡ thì không biết sẽ ra sao…
- Liêm nào nhỉ? - Tôi vội cắt ngang.
- Chú Liêm cũng là bộ đội, người cao gầy, có cái nốt ruồi ở bên má trái. Chuyện dài lắm, lát nữa nhà tôi sẽ kể chú nghe. Sau này, đi công tác nếu anh có gặp chú ấy thì cho chúng tôi gửi lời hỏi thăm sức khỏe và cám ơn.
Liêm có nốt ruồi bên má trái ư? Phải chăng là cậu ấy?...
Nguyễn Thanh Liêm là một chiến sỹ tích cực trong trung đội do tôi phụ trách. Dịp ấy, chúng tôi đang bước vào giai đoạn huấn luyện nước rút cuối khóa bỗng Liêm nhận được điện gia đình báo tin mẹ Liêm ốm nặng. Lúc này biết rằng có đề nghị thì đại đội cũng chưa chắc đã giải quyết cho Liêm đi tranh thủ. Thế là tôi đã “linh động” cho Liêm về 4 ngày để thăm gia đình. Tôi dự tính: cho Liêm đi vào chiều thứ 5, đến chiều chủ nhật phải có mặt. Tối chủ nhật đại đội điểm danh, Liêm lên là vừa. Cho Liêm đi tôi rất yên tâm, tin tưởng vì Liêm là một chiến sỹ tích cực lại chưa bao giờ sai lời hứa.
Tôi cứ nghĩ chậm lắm thì Liêm cũng lên chuyến xe 5 giờ chiều. Vậy mà khi trời đã tối vẫn không thấy tăm hơi gì. Đã 8 giờ 15 phút. Tôi sốt ruột, hết đi ra lại đi vào, thỉnh thoảng lại đảo sang phòng nghỉ chiến sỹ xem Liêm đã lên chưa. Rồi 9 giờ kém 15 phút - giờ điểm danh đại đội, Liêm vẫn chưa về đơn vị.
Chuyện vỡ lở, chỉ huy đại đội đã phát hiện ra việc tôi tự động cho chiến sỹ về thăm nhà mà không báo cáo. Đồng chí đại đội trưởng gọi tôi lên phòng riêng và nghiêm khắc phê bình. Trước khi tôi ra khỏi phòng, anh còn hỏi thêm:
- Cậu Liêm đi có mang theo giấy phép chứ? liệu có chuyện gì xảy ra trên đường không?
- Dạ có ạ.
Từ lúc đó, đã bực bội tôi lại thêm sự lo lắng. Liệu có chuyện gì xảy ra với Liêm thì sao? Mà rất có thể lắm chứ?
Mãi 7 giờ sáng hôm sau Liêm mới trở về đơn vị. Tôi đang ngồi trong phòng, Liêm bước vào lễ phép:
- Báo cáo thủ trưởng, em có mặt. Song…em đã chậm một đêm vì…Chưa kịp nghe hết câu Liêm nói và hỏi tình hình mẹ ốm thế nào, tôi đập tay xuống bàn mạnh đến nỗi cốc chén nhảy cả xuống đất, quát:
- Thôi, không phải báo cáo gì nữa. Đồng chí về viết bản tự kiểm điểm. Hãy tự nhận hình thức kỷ luật thích đáng. Tôi đã quá tin vào anh mới thế đấy!
- Báo cáo thủ trưởng… vì em…
- Không báo cáo nữa, về kiểm điểm!
Thế rồi chẳng cần suy xét thêm lý do, tôi đã tổ chức sinh hoạt và đưa ra ý kiến thi hành kỷ luật cảnh cáo Liêm trước toàn đại đội vì chậm phép một đêm.
Từ sau ngày bị kỷ luật, tôi thấy tính tình Liêm như trầm mặc hẳn. Mọi nhiệm vụ, mọi phong trào của đơn vị Liêm tham gia đầy đủ song không sôi nổi, xông xáo như trước. Có lẽ lúc này Liêm thực hiện nhiệm vụ vì lương tâm, trách nhiệm chứ không còn sự nhiệt tình. Liêm có ý lảng tránh, ít muốn gặp tôi. Chất lượng học tập của Liêm cũng giảm sút trông thấy. Vốn ham mê văn nghệ nhưng từ đó ít thấy Liêm ca hát. Ánh mắt của Liêm như có điều gì đó suy tư, đượm buồn…
Rồi khóa huấn luyện cũng kết thúc. Liêm đạt loại trung bình và đi nhận nhiệm vụ như mọi chiến sỹ khác.
***
Qua câu chuyện của vợ chồng anh Thọ tôi mới biết rõ chuyện về Liêm hơn hai năm trước:
Vì lỡ chuyến xe cuối cùng trong ngày, Liêm đã quyết định “cuốc” bộ hơn 20 km để về đơn vị cho kịp thời gian. Đang bước mải miết, Liêm bỗng thấy một phụ nữ đang ngồi vật vã bên vệ đường, cạnh chiếc xe đạp đổ nghiêng. Liêm bước tới hỏi:

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011


           
      TỔ QUỐC
         
                          Ơi Tổ quốc, bao năm dài không ngủ
                          Nuôi đàn con màu áo lá rừng
                         Tiếng súng nổ suốt những đời trai trẻ
                         Đời vội vàng cả khi nhận lời thương!
          Cha ra đi mái tóc điểm sương
          Con lên đường đã mấy lần bạc áo
          Vẫn chưa hết thời đạn bom, dông bão
          Dáng mẹ tiễn đưa như tạc giữa thời gian
                                          Núi sừng sững như hình người cầm súng
                                        Lũy tre làng ấm áp giọng à ơi
                                       Để giữ trọn một nụ cười em nhỏ
                                       Phải đổi bằng bao thế hệ máu rơi!
          Em vẫn đợi, dẫu bao ngày xa cách
          Lòng thủy chung không đo bởi thời gian
          Đồng quê ta bao vụ rồi, trĩu hạt
          Một bát cơm thơm bao nắng núi, mưa ngàn.
                                                Tổ quốc ơi! Người mẹ tảo tần
                                                 Giặc thù chẳng muốn ta hạnh phúc
                                                  Giữa đạn bom vẫn trong veo lời hát
                                                 Có nơi nào đời lại đẹp như đây?
                   Một khoảng trời xanh, một cánh chim bay
                   Một điệu hò, một màu vàng vụ gặt
                    Một dáng nét gì dẫu là nhỏ nhất
                  Đều nói lên bao quý giá, thiêng liêng.
Tổ quốc hôm nay - từng nắm đất quê hương
Vẫn hầm hập như một thời đạn lửa
Thương xiết bao một vùng quê sóng lúa
Lại thế hệ cháu con, tiếp bước lên đường.
                                                    Đinh Hoàng

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011


Tấm huy hiệu Đoàn
Hôm đó từ Hà Nội về Bắc Ninh, vì nhỡ xe khách, tôi đã đón và đi nhờ đ­ược chiếc xe cứu th­ương. Ng­ười chiến sỹ lái xe mang quân hàm binh nhất, nét mặt trẻ măng với nư­ớc da trắng mịn nh­ư da con gái, bên ngực trái anh còn mang một tấm huy hiệu Đoàn sáng lấp lánh. Tôi thầm nghĩ “chắc cậu ta mới đ­ược kết nạp đoàn” vì lâu nay tôi ít thấy đoàn viên mang huy hiệu Đoàn trên ngực áo. Thấy người lái xe im lặng chăm chú nhìn về phía tr­ước, tôi quay sang gợi chuyện:
          - Này anh bạn, nhập ngũ lâu ch­ưa? Chắc mới đ­ược kết nạp đoàn hả?
          - Vâng…à mà cũng không phải là mới. Em cũng đ­ược hơn 2 tuổi đoàn rồi đấy!
          - Bây giờ mình ít thấy đoàn viên đeo huy hiệu?
          - Em thấy mang huy hiệu là cách tốt để mỗi đoàn viên luôn nhớ tới vinh dự và trách nhiệm của mình chứ anh?
          -À…tất nhiên là thế rồi. Tôi đáp và cảm thấy tai hơi nóng lên, thoáng chút ng­ượng ngập. Tôi bỗng nhớ lại kỷ niệm lần đ­ược kết nạp vào đoàn lần thứ 2 của mình.
          Đó là kỷ niệm những ngày đầu trong quân ngũ. Tôi và Hà vốn là bạn hồi học phổ thông, quê cùng xã, khi nhập ngũ lại đ­ược về ở cùng một đơn vị đào tạo lái xe. Tôi không thích Hà lắm mặc dù Hà đối với tôi tốt, chân thành. Nguyên nhân làm tôi xa lánh Hà có lẽ xuất phát từ Cúc - một bạn nữ. Tôi và Cúc học cùng lớp. Chúng tôi rất thân nhau và thú thực, một tình cảm mới mẻ đã nảy nở ở tôi. Lúc đó tôi cũng không hiểu đó phải chăng là tình yêu? Khi tôi lên đ­ường nhập ngũ, Cúc đã tặng tôi chiếc khăn tay thêu 2 chữ “nhớ mãi” làm tôi càng tin rằng Cúc đã giành cho tôi một tình cảm đặc biệt. Hồi đó Hà là ủy viên Ban chấp hành Đoàn tr­ường, còn Cúc là bí thư­ chi đoàn lớp tôi. Tuy Hà học trên chúng tôi một lớp song do quan hệ công tác nên Cúc và Hà vẫn th­ường gặp nhau. Mỗi khi tôi thấy Hà và Cúc đi bên nhau nói chuyện (mà biết rõ là về công tác đoàn) song tôi vẫn cảm thấy khó chịu. Khi nhập ngũ, biết Hà là cán bộ đoàn, liên chi đoàn đơn vị đã giao cho anh làm bí th­ư chi đoàn. Đã tốt nghiệp phổ thông, tôi và Hà đều là những chiến sỹ học giỏi trong Đại đội 2. Tôi còn đ­ược bầu vào Ban cán sự học tập để giúp đỡ những đồng chí học yếu. Có lẽ những kết quả b­ước đầu đã tạo cho tôi tính chủ quan, phần nào còn có vẻ kênh kiệu tr­ước mọi ng­ười. Trong chấp hành quy định điều lệnh tôi đã tự cho mình đ­ược thoải mái hơn mọi ng­ười. Tôi biện bạch “cái quan trọng là hiệu suất, chất l­ượng học tập, còn những cái khác chỉ là chuyện vặt, quan tâm làm gì!” Trong một cuộc họp chi đoàn Hà đã phát biểu “Có đồng chí khi đạt đ­ược chút thành tích đã chủ quan, tự mãn, tự cho mình quyền buông lỏng kỷ luật. Nh­ư vậy ch­ưa xứng đáng với vai trò xung kích, g­ương mẫu của ng­ười đoàn viên”. Tôi thừa biết Hà định nói ai và hậm hực thầm nghĩ “Cũng ra cái vẻ… định lên lớp nhau chắc”.
Rồi một chuyện không may đã xảy đến với tôi. Hôm ấy chúng tôi đang học lái sa bàn. Giờ nghỉ giải lao, nhân lúc các trợ giáo vào chỗ bóng mát nghỉ ngơi, tôi bàn với thằng Phúc - bạn cùng tiểu đội:
          - Này, ta đánh xe ra đ­ường tí xem sao? Thử tay nghề thôi mà. Lái ở ngoài đường có khi lại dễ hơn trong bãi ấy chứ!
          - Nh­ưng mình sợ…- Phúc ấp úng…
          - Sợ cái quái gì chứ, thôi lên xe mau.
          Thế rồi tôi lên xe khởi động máy, lái chiếc xe từ từ bò ra đ­ường quốc lộ cách bãi tập không xa. Lái xe đi chậm một lát thấy suôn sẻ, tôi bạo dạn tăng số, mạnh ga hơn. Đang vi vu, chợt tôi phát hiện phía tr­ước có một chiếc xe Kra to lừng lững như­ choán hết mặt đường băng băng lao tới. Tôi vội vàng về số nh­ưng do luống cuống nên mãi không về đ­ược, hộp số phát tiếng kêu ken két chối tai. Khi về đ­ược số thì chiếc xe Kra đã đến quá gần, mặt đ­ường như­ bị chiếm gần hết. Vừa đạp phanh tôi vừa đánh mạnh tay lái. Chiếc xe liệng sang vệ đ­ường, chồm chồm lao xuống ruộng lúa và khựng lại vì chết máy. Đôi tai nóng bừng, tôi vừa văng miệng chửi tục vừa bật cửa xe nhảy xuống. Anh chàng lái chiếc Kra cũng đã dừng xe đang hoảng hốt chạy lại. Không cần suy nghĩ, tôi tóm ngay lấy ngực áo anh ta:
          - Đi với đứng như­ cái con khỉ thế à? - Đồng thời tôi vung tay đấm luôn một quả như trời giáng vào má anh bạn đồng nghiệp. Bị đánh bất ngờ, không giám phản ứng lại, anh ta chỉ cố nắm chặt lấy tay tôi. Mấy ng­ười qua đ­ường thấy vậy đã vào kéo chúng tôi ra…
          Sau chuyện ấy, chi đoàn đã đ­ưa tôi ra kiểm điểm rất nghiêm khắc. Tập thể chi đoàn đã quyết định đề nghị trên khai trừ tôi ra khỏi đoàn vì cùng một lúc tôi đã vi phạm 2 lỗi lớn là vô kỷ luật trong sử dụng trang bị huấn luyện và đánh ng­ười. Trong cuộc họp đã Hà đã phê phán tôi rất gay gắt. Nào là “một hành động không thể có ở một đoàn viên”, rồi “thiếu ý thức giữ gìn xe máy, trang bị” vv… Sau cuộc họp Hà còn định gặp tôi để nói thêm gì đó song tôi đã nhún vai lạnh lùng bỏ đi. Thế là tình đồng h­ương giữa tôi và Hà vốn đã không thân thiện nay lại càng lạnh nhạt hơn.
                  Có lẽ Hà cũng phần nào ân hận vì đã quá nặng lời với tôi trong buổi họp đó. Tôi cố tình xa lánh song Hà vẫn luôn tìm cách bắt chuyện với tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác. Biết tôi là tay nghiện thuốc lá nặng, thỉnh thoảng Hà còn mua thuốc cho tôi khi biết tôi đã nhẵn túi. Hà cho song luôn làm bằng cách bí mật, lúc thì tôi bỗng d­ưng phát hiện ra một bao thuốc trong túi cóc ba lô, khi lại thấy cài d­ưới chăn ở đầu giường…
            Kết thúc khóa huấn luyện, tôi và Hà đều đạt loại ­ưu, đ­ược đơn vị giữ lại làm trợ giáo. Riêng Hà còn đ­ược th­ưởng 7 ngày phép về thăm gia đình. Đáng lẽ tôi cũng đ­ược th­ưởng phép về kết quả học tập song vì đã vi phạm kỷ luật nên bị cắt th­ưởng. Việc Hà đư­ợc th­ưởng phép về quê đã gây cho tôi mối lo: Có thể Cúc sẽ biết chuyện tôi vi phạm kỷ luật, bị khai trừ đoàn vì đó là lý do tôi không đ­ược th­ưởng phép trong khi mọi ng­ười ở quê đã đ­ược biết tôi và Hà đều học tập rất tốt. Còn mẹ tôi nữa, thế nào Hà chả nói rõ mọi chuyện khi bà hỏi”.
          Hôm Hà trở lại đơn vị, vừa ở bến xe về, cậu ta đã chạy ngay đến chỗ tôi:
          - Này, Dũng có th­ư “màu xanh” nhé. Có lẽ phải “khao” đấy! - Vừa nói Hà vừa chìa tôi lá thư­ do Cúc gửi. Tôi nhận th­ư mà tim đập thình thịch, tay run run, mở thư­ ra đọc ngay. Càng đọc tôi càng phấn chấn và hiểu rằng Cúc ch­ưa biết chuyện tôi bị khai trừ đoàn. Nh­ưng tôi cũng thoáng buồn vì th­ư Cúc nói chung chung, xa xôi quá, ch­ưa đáp ứng đ­ược ­ước muốn thầm kín ở tôi. Trong khi tôi đọc th­ư, Hà đã đến với mấy anh em đang quây quần đánh “tiến lên”. Ôi, Hà tốt với tôi quá, thế mà bao lần tôi đã nghĩ không đúng về Hà. Không biết Hà có để bụng, trách cứ tôi không? Thấy tôi đọc th­ư xong, đang đăm chiêu, Hà quay lại: “Thế nào? chắc trong th­ư đã dốc hết bầu tâm sự rồi chứ? Hôm ở nhà mình có đến thăm mẹ cậu. “Cụ” không viết thư­ mà chỉ nhắn bảo cậu hãy cố gắng cho bằng anh bằng em. “Cụ” vui và khỏe lắm. Vụ này quê mình đư­ợc mùa nên đời sống cũng khá.
         

Kỷ niệm bên dòng sông quan họ
         Cả đại đội 16 của chúng tôi bỗng xôn xao hẳn lên khi được tin có đội văn nghệ xung kích sắp đến thăm và biểu diễn phục vụ đơn vị. Người nhận được tin này là đại đội trưởng Nguyễn Hữu Hưởng. Qua anh chúng tôi được biết đó là đội văn nghệ nghiệp dư của một huyện ở quê hương quan họ. Tuy đã trạc ngoại “tam tuần” song anh cũng rất vui vì biết rõ chính đội văn nghệ này đã lên đơn vị biểu diễn cách đây hơn một năm. Hồi đó tôi chưa về công tác tại Đại đội 16. Cậu Tráng liên lạc người Nghệ An toét miệng khoe với tôi: Đúng là “đến hẹn lại lên” đấy thủ trưởng ạ. Lẽ dĩ nhiên là tôi cũng mừng không kém bởi trước kia tôi đã từng sống trên quê hương quan họ và có một kỷ niệm đáng ghi nhớ bên dòng sông Cầu…
          Công việc huấn luyện của đại đội chiều hôm ấy được “linh động” tạm dừng lại, tất cả tập trung chuẩn bị để làm sân khấu và đón đội văn nghệ. Một nhóm do trung đội tưởng Bùi Quang Vịnh phụ trách được tức tốc cử đi đón đội văn nghệ vì đường rừng núi sợ anh chị em đi lạc, hai nữa chắc đồ đạc cũng nhiều và nặng, cần được trợ giúp. Đại đội trưởng Hưởng nhận phụ trách phần thiết kế, thi công “sân khấu”. Gọi là sân khấu cho sang chứ thực ra đó chỉ là một bãi đất bên mỏm đồi, được san phẳng, sửa sang để đủ chỗ cho diễn viên và khán giả. Còn tôi là phó đại đội trưởng được giao phụ trách hậu cần, có nhiệm vụ chuẩn bị bữa “ăn tươi” để tiếp khách. Được giao việc này tôi cứ áy náy, gãi đầu gãi tai bởi trong kho đại đội chỉ còn hai món “đặc sản” bộ đội ta khi đó quen dùng là cá khô và mắm tôm! Ngoài vườn, rau cải có nhưng đã nở hoa tung tóe cả rồi. Mổ lợn ư? Không được. Làm như thế e rằng “to” quá mà chắc gì các đồng chí trong đội văn nghệ đã vui vì biết lính ta điều kiện còn nhiều khó khăn vất vả. À đúng rồi! Tôi vui như vừa có một phát kiến lớn. Trong chuồng gà “tăng gia” của “xê bộ” còn mấy con gà mái đang nhảy ổ. Tôi bàn với anh Hưởng về ý định thịt gà để làm cơm tiếp khách. Sau phút băn khoăn do dự, anh cũng đồng ý vì không còn cách nào khác khả dĩ hơn. Lính biên giới chúng tôi vào đầu những năm 80 này không được sung túc cho lắm, mỗi khi có khách quý đến là cứ lóng ngóng như gà mắc tóc.
          Trên mỗi gương mặt của cán bộ, chiên sỹ đại đội 16 chúng tôi hôm đó đều lộ vẻ hân hoan khác thường. Niềm vui ánh lên trên từng nụ cười, từng khóe mắt. Kể cũng đúng, hàng năm trời may mắn lắm chúng tôi mới được xem một tối phim hoặc văn công. Cả đại đội chỉ có một cái đài cũ, khi thời tiết xấu nghe cứ ọc ạch. Vậy mà vào các buổi tối, mọi người đều có mặt đông đủ để nghe chương trình phát thanh dành cho các bạn trẻ trong quân đội và chương trình ca nhạc dành cho chiến sỹ biên giới và hải đảo. Những ai phải đi canh gác, tuần tra vào giờ đó đều rất tiếc.
          Mãi chập choạng tối đội văn nghệ mới tới đơn vị. Mọi người ai nấy mồ hôi nhễ nhại vì đã phải vượt nhiều dốc, lội nhiều khe. Anh chị em trong đội cho hay là đã ăn cơm chiều ở nhà khách Trung đoàn và xin phép được chuẩn bị để biểu diễn luôn. Tôi tiu nghỉu vì mâm cơm thịnh soạn chờ tiếp khách đã làm xong đang nguội dần. Anh Hưởng vê cằm râu tua tủa vẻ tư lự rồi bỗng gật gù bảo tôi:
          - Thôi được! Ta cứ để đấy. Khi nào anh chị em biểu diễn xong sẽ ăn thêm “ca ba” cũng được.
          - Hay là... ta nấu nồi cháo gà? Tôi do dự.
          -Ừ, cũng hay đấy. Ăn cháo nhanh lại sức mà lại được tiếng là gọn nhẹ,  không cầu kỳ.
          Lửa trại được thắp lên trên một bãi đất rộng. Chương trình biểu diễn bắt đầu. Với lý do cao tuổi hơn, anh Hưởng nhường phần cho tôi ra xem trước. Anh trực chỉ huy để đôn đốc việc tuần tra, canh gác của các Trung đội.
                 Mở đầu chương trình văn nghệ là tiết mục song ca bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Tuy nhạc cụ đơn sơ, mộc mạc mà sao tôi nghe vẫn thấy hay và xúc động một cách lạ lùng. Một cái hay chân chất, giản gị nhưng sâu lắng.
          Đế tiết mục đơn ca của nữ diễn viên Thùy Phương, khi giọng hát cất lên tôi bỗng giật mình vì nghe giọng hát sao thân quen đến thế! Đúng rồi! Tôi còn nhớ lắm giọng hò bên bờ sông Cầu những đêm trăng ấy, những đêm hò đối đáp...
          Hồi đó tôi đóng quân ở một xóm nhỏ bên bờ con sông Cầu thơ mộng. Dân làng quen gọi bến sông ấy là Bến Đò và xóm bên kia sông là xóm Bến Đò. Các buổi tối, sau khi sinh hoạt xong, tôi và thằng Điệp đồng hương thường rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Vào một đêm trăng, tôi và Điệp đang ngồi trầm ngâm nhìn dòng nước lững lờ trôi bỗng nghe một giọng hát cất lên từ bờ sông bên kia. Cô gái hát bài “Bèo dạt, mây trôi” với chất giọng ấm áp, dụi dàng. Tiếng hát bay lên như lưu luyến giữa bầu trời vằng vặc ánh trăng. Tôi và Điệp lặng im, cố nín cho hơi thở nhẹ nhàng để nghe như nuốt lấy từng lời bài hát “... một mảnh trăng treo, chốn đêm thâu, anh ơi, em vẫn đợi, bèo dạt...” Tiếng hát đã lặng đi được một lúc lâu nhưng hai chúng tôi vẫn ngồi lặng lẽ như cố hồi tưởng lại câu hát, hồi tưởng lại giọng ca ấm áp, thân thương ấy. Chợt Điệp bảo tôi:
          - Này, hay là ta hò lên một câu đi. Con gái ở đây hay hò đối lắm. Tớ tin rằng với tài “ứng khẩu thành thơ” của cậu khó có cô nào “địch” nổi.
          Trong đại đội 5 Công binh hồi đó, tôi là một chiên sỹ có “máu” văn chương, hay làm thơ và ứng tác cũng nhanh. Tôi biết thơ mình không hay song mọi người vẫn tấm tắc khen, cốt để động viên.
                    Sau phút suy nghĩ, tôi cất giọng hò:
          “Hò... ơ...!
          Cách nhau chỉ một con đò
          Người thương đâu chẳng thấy mà câu hò bay ngang?
          Ơ hò!...”
          Bờ sông bên kia vẫn lặng im. Gió thổi sóng gợn lăn tăn trên mặt sông làm ánh trăng vỡ ra như muôn vàn mảnh bạc tỏa ánh sáng lấp lánh.
          Lát sau, chắc vẫn giọng cô gái hát ban nãy cất lên câu hò:
          “Dòng sông như thảm lụa đào
Thương nhau hãy vượt gian lao, thác ghềnh”.
          Như được tiếp thêm cảm xúc, chẳng cần lâu cho lắm, tôi lại lên tiếng:
          “Sông Cầu mà chẳng có cầu
Mong ai chớ để dòng sâu ngăn lòng”.
          Cô gái bên sông cũng ứng đáp nhanh không kém:
          “Sông Cầu em chẳng bắc cầu
Nối đôi bờ lụa bởi câu ân tình
          Ơi người chiến sỹ áo xanh
Màu thân thương ấy em dành riêng ai”.
          Thì ra cô đã biết chúng tôi là bộ đội. Có lẽ bờ bên kia đã được “bổ sung” thêm lực lượng. Chúng tôi nghe thấy tiếng các cô gái cười rúc rích.
          Và cứ như thế, các buổi tối, khi sinh hoạt xong là tôi và Điệp lại rủ nhau ra bến sông. Tôi cất lên giọng hò, và chỉ một lát sau là cô gái đã lên tiếng đáp lại. Cũng từ đó tôi như yêu trộm, nhớ thầm giọng hò của cô gái mà mình chưa hề biết mặt. Nhiều khi tôi cứ muốn qua đò, sang xóm Bến Đò để hỏi thăm tung tích cô gái, để xem người ra sao mà giọng hò say lòng đến thế. Những hôm cô gái không ra hò, nỗi nhớ trào lên trong tôi cồn cào, da diết. Thằng Điệp có lẽ đã hiểu rõ lòng tôi, một hôm nó hỏi:
                  - Này, hình như cậu phải lòng cô gái bên sông rồi thì phải? Tôi đỏ mặt ngượng nghịu. Điệp nói tiếp - Cậu hãy coi chừng. Những người có giọng ca say đắm thế dễ lại có dung nhan xấu xí đấy!
          - À ... ừ... nhưng mà... - Tôi ngập ngừng không biết nói thế nào để chống chế. Dù sao tôi vẫn nhớ giọng hò ấy, nhớ đến nôn nao. Chắc thằng Điệp muốn nhắc để tôi nhớ về câu chuyện của ông lão Trân và bà cụ Huyền mà chúng tôi được nghe dân làng ở đây kể lại. Ông Trân ngày ấy là một chàng thanh niên khỏe mạnh và đẹp trai. Nhiều cô gái cứ mê mẩn khi gặp ông. Còn bà Huyền là thiếu nữ có giọng hò mê hồn. Nghe giọng hò của cô, các chàng trai ngẩn ngơ, đứng ngồi không yên. Rồi những đêm trăng trong mùa trẩy hội đầu xuân, hai người đã gặp nhau qua giọng hát. Ban đầu, câu hò đôi bên nghe cứ xa vời vợi. Rồi câu hò như có sức mạnh vô hình kéo dần họ lại và họ đã đến với nhau. Lúc ấy ông mới biết bà là một cô gái không xinh đẹp mà trái lại, bà bị căn bệnh đậu mùa lúc nhỏ để lại di chứng trên gương mặt. Song điều ấy chẳng thể suy suyển tình yêu của họ. Mọi người đều rất ngạc nhiên về điều đó. Tục lệ của làng xóm ngày ấy còn nặng nề lắm. Hai ông bà ở vào hai làng đã kết chạ cùng nhau. Ở vùng quan họ, khi hai làng đã kết chạ (kết bạn) thì trai gái đôi bên là liền anh, liền chị, không được yêu đương và lấy nhau! Thế nhưng hai người vẫn cương quyết đến với nhau, cùng nhau chung sống. Trường hợp của ông Trân và bà Huyền lần đầu tiên phá vỡ tục kết chạ ở đây. Hai người đã bỏ qua lời dèm pha của bạn bè, lời dị nghị của làng xóm và họ hàng. Đến nay con của hai ông bà đã lên hàng các cụ râu trắng, tóc bạc…
          Một hôm thằng Điệp bỗng hỏi độp tôi một câu:
          - Giả sử cô gái bên sông có hình thức xấu xí, cậu có dám yêu cô ta không?
          Quá bất ngờ, tôi bị động, lúng túng:
                 - Sao?... à... ừ... mà còn... còn do tình cảm đôi bên nữa chứ?
          Vào một buổi chiều, bầy quạ Mỹ bỗng ập tới giội bom bừa bãi xuống những xóm ven sông. Xóm Bến Đò bị hai trái bom ném trúng. Nghe nói là có thiệt hại về người. Tối hôm đó bên bến sông, tôi và Điệp ngồi lặng lẽ nhìn sang bờ bên kia. Làng xóm chìm trong màn sương mờ lạnh lẽo. Từ mặt sông như vẳng lên tiếng khóc ấm ức. Chúng tôi không dám cất tiếng hò mà cứ ngồi lặng im như thế…
 Mãi hơn tuần sau, cũng vào một buổi tối, chúng tôi lại cùng nhau ra bến sông. Thú thực, tôi đã rất nóng lòng. Nỗi nhớ như những cơn sóng ngầm thỉnh thoảng lại trào lên. Sau phút bàn bạc, băn khoăn, chúng tôi nhất trí cất tiếng hò để gọi cô gái bên kia. Tôi hò:
          “Tiếng hát ta át tiếng bom,
Người thương đâu xa vắng, tiếng hò còn chơi vơi”…
          Đúng là câu hò của tôi cất lên chơi vơi giữa không gian mênh mông, trống trải. Xóm Bến Đò vẫn lặng im. Những bụi tre mờ đen đổ bóng xuống dòng sông âm thầm. Không có một câu hò đáp lại. Dòng sông Cầu nhẹ trôi như mang nỗi nhớ của tôi về nơi biển cả…
          - Hay là... trong trận bom ấy, cô ta đã... - Thằng Điệp bỗng hỏi tôi với giọng lo âu. Tôi không nói gì, dõi đôi mắt về nơi chân trời phía đông. Nơi ấy thường vọng lại tiếng ầm ì của bầy giặc trời.
          Cũng từ đó chúng tôi không còn được nghe giọng hò thân thương của cô gái bên bến sông Cầu...
          Suốt những năm sống trong rừng Trường Sơn, những năm gian khổ ác liệt, giọng hò của cô gái như đọng mãi trong tôi, thúc dục tôi chắc tay súng để giành lại những đêm trăng như thê, để giữ lấy cảnh thanh bình và câu dân ca yêu thương.
                  Cho đến hôm nay, giữa vùng rừng núi biên cương đông bắc của Tổ quốc bỗng tôi được nghe lại một giọng ca quen thuộc quá chừng! Hay là... chẳng lẽ lại là cô ấy? đã 10 năm rồi!..
          - Thủ trưởng khắt khe quá đấy! Hay hay không thì cũng phải vỗ tay thật to để cổ vũ chứ lại - Thằng Tráng liên lạc ngồi bên nhắc làm tôi bừng tỉnh khỏi những kỷ niệm. Tôi ngượng ngập, ậm ừ rồi cùng vỗ tay theo mọi người. Lúc đó hình như đã qua mấy tiết mục rồi thì phải.
          Tiếp đến là tiết mục ngâm thơ của nữ diễn viên ban nãy - Thùy Phương. Tiết mục do cô tự sáng tác và biểu diễn. Tôi lại ngỡ ngàng khi nghe tới câu thơ quen thuộc:
          “…Ơi người chiến sỹ áo xanh,
Màu thân thương ấy em dành riêng ai.”
          Trời!...Lẽ nào cô gái năm xưa chính là Thùy Phương? Đúng rồi, nếu không thì sao cô lại biết hai câu thơ này?
          Buổi biểu diễn kết thúc. Chúng tôi nài nỉ bằng được để anh chị em cùng ăn với đơn vị bát cháo đạm bạc. Ăn uống xong, tranh thủ lúc mọi người đang chuyện trò vui vẻ, tôi nhắn Thùy Phương ra ngoài với lý do là “có chút việc riêng”. Thùy Phương vẻ hơi ngạc nhiên và hấp tấp bước ra. Trời tối nên có lẽ cô không nhìn rõ mặt tôi. Còn tôi đã ngắm kỹ cô từ trước, tuy đứng tuổi song Thùy Phương vẫn khá xinh và duyên dáng.
          - Có phải... có phải anh gọi em không ạ? - Thùy Phương ngập ngừng.
          -Ừ! Mình muốn nhờ... à, Phương này, Phương có nhớ câu thơ này không:
          “Sông Cầu em chẳng bắc cầu,
Nối đôi bờ lụa bởi câu ân tình?”
                   Trong bóng tối tôi vẫn nhận ra vẻ bàng hoàng, thảng thốt của Phương. Cô nói nhỏ, giọng hơi run:
          - Có phải anh là người... chắc hẳn anh đã đến xóm Bến Đò quê em?
          - Đúng! Mình đã ở gần đó và được dự những đêm hò đối đáp cùng Phương!
          - Trời!... Thì ra là anh? Anh là người thường ra bến sông và hò đối cùng chúng em ngày ấy? Anh còn nhớ câu này chứ:
          “Cách nhau chỉ một con đò,
Người thương đâu chẳng thấy mà câu hò bay ngang?”
          Thế là chúng tôi đã nhận ra nhau là những người quen qua giọng hò từ 10 năm về trước. Ngày ấy, sau trận đánh phá của giặc vào xóm làng, cô đã lên đường ra tiền tuyến theo tiếng gọi căm hờn... Sau những năm lăn lộn trên các trọng điểm, các tuyến đường ác liệt của chiến tranh, cô trở về quê hương và vào đội văn nghệ xung kích của huyện nhà. Chồng cô cũng là một sỹ quan Công binh, hiện anh đang công tác ở một vùng đảo xa...
         
      Sau giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, biết còn một số cán bộ, chiến sỹ do bận nhiệm vụ chưa được xem, anh chị em đội văn nghệ cương quyết tổ chức biểu diễn lại để phục vụ số anh em này. Ngày mai đội đã phải sang phục vụ đơn vị khác. Vì số người xem ít nên “sân khấu” được dựng ngay trước cửa nhà ban chỉ huy đại đội.
         

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

   YÊU NƯỚC NHƯ THẾ NÀO

 Gần đây, sau sự kiện Trung Quốc gây hấn ở biển Đông làm bức xúc dư luận cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Một số người đã kéo tới biểu tình phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Lãnh sự quán TQ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hành động thể hiện lòng yêu nước - một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Tuy nhiên, việc tụ tập biểu tình phản đối này cứ kéo dài, định kỳ vào các ngày chủ nhật đã gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tới bộ mặt Thủ đô Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến - Thành phố vì hoà bình. Bên cạnh đó, việc tụ tập biểu tình đã được một số lực lượng thù địch ở nước ngoài cổ xuý, tuyên truyền, xuyên tạc. Họ vu cáo, coi biện pháp hạn chế tụ tập biểu tình của chính quyền các cấp là "thủ tiêu" lòng yêu nước của người dân. Họ đang mong việc biểu tình như vậy ngày càng được mở rộng và hy vọng cơ hội cho một cuộc “cách mạng cam” sẽ đến như tại một số nước Đông Âu, Trung Đông.
   Vừa qua, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra thông báo cấm tụ tập biểu tình để bảo đảm an ninh trật tự của Thủ đô. Đây là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần thấy là thời gian qua việc tuyên truyền của các phương tiện truyền thông về việc này chưa nhiều nên sự hiểu biết, đồng thuận của người dân về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề này còn hạn chế. Mới đây tôi có được đọc một bài viết rất hay bàn về tình hình trong nước đăng trên báo điện tử Năng lượng mới (đã đăng trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam). Bài viết nói về vụ Cù Huy Hà Vũ của Giáo sư Trần Chung Ngọc, một Việt kiều sống tại Hoa Kỳ, xin giới thiệu để mọi người tham khảo.
   Giáo sư Trần Chung Ngọc sinh năm 1931 tại Hà Nội, từng phục vụ trong quân đội Sài Gòn 8 năm. Ông nhận học bổng du học tại Mỹ vào năm 1967. Năm 1972 ông trở về giảng dạy tại một số trường đại học ở Sài Gòn. Đến năm 1975 ông sang Mỹ làm nghiên cứu sinh rồi định cư tại Mỹ cho đến nay. Thời gian qua, GS Ngọc đã có nhiều bài viết phân tích một cách sâu sắc, khách quan, phê phán Mỹ, phương Tây và một số tác giả hải ngoại lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam, trong đó có bài viết dưới đây:
"Về mấy nhận định của Cù Huy Hà Vũ
Tôi đã đọc khá nhiều về Cù Huy Hà Vũ trên những diễn đàn thông tin ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Lẽ dĩ nhiên những người hành nghề chống Cộng ở hải ngoại lại có dịp hoan hô, ủng hộ những lời tuyên bố của Mark Toner, HRW, RFA, RFI, Liên hiệp châu Âu… để lên án Nhà nước về vụ xử “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”. Sau đây tôi muốn nói về vài nhận định của ông Cù Huy Hà Vũ:
Ông Vũ phát ngôn: “Không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước vẫn cứ đến với người Việt Nam như lịch sử đã minh chứng trong suốt 2.000 năm qua… Chắc chắn Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ không phải là Đảng Cộng sản Việt Nam hay Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi tiến hành thành công các cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược phong kiến Trung Hoa để giành độc lập dân tộc hay để thống nhất đất nước”.
Tôi nghĩ rằng, đầu óc của Cù Huy Hà Vũ quả thật thuộc loại bất bình thường. Tất cả những nhân vật lịch sử của Việt Nam ông Vũ nêu trên đều thuộc những thời đại Đảng Cộng sản chưa ra đời, vậy tất nhiên họ “không phải là Đảng Cộng sản”. Nhưng thử hỏi, không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì chế độ nô lệ thực dân Pháp có cáo chung không?
Trong hơn 80 năm dưới sự đô hộ của Pháp, đã có biết bao cuộc nổi dậy của những người Việt Nam yêu nước chống Pháp, nhưng có ai thành công không? Từ phong trào Cần Vương, Hoàng Hoa Thám… cho đến Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, những người yêu nước trên đã đạt được những kết quả gì trong công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp? Lê Lợi, Nguyễn Huệ… đâu, sao không thấy, mà chỉ thấy có Hồ Chí Minh, theo gương các tiền nhân anh hùng của Việt Nam là thành công đánh đuổi được thực dân Pháp. Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước vẫn cứ đến với người Việt Nam bằng cách nào, phải chờ bao nhiêu lâu nữa, hay nằm hút thuốc phiện, há miệng chờ sung, hay chờ cho một Lê Lợi, Nguyễn Huệ khác, không phải là Cộng sản xuất hiện? Đừng có quên là Pháp trở lại với mục đích tái lập nền đô hộ ở Việt Nam với 80% quân phí do Mỹ yểm trợ. Và cũng đừng quên là Mỹ đã đơn phương dựng lên một chế độ bù nhìn Công giáo Ngô Đình Diệm ở Việt Nam, không chịu thi hành điều khoản Tổng tuyển cử vào năm 1956 trong Hiệp định Geneva.
Ông Cù Huy Hà Vũ có vẻ như không hiểu mấy về lịch sử cận đại Việt Nam. Ông không biết rằng, cuộc chiến thắng chống ngoại xâm của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã gây nên tiếng vang trên thế giới như thế nào. Ông công nhận những cuộc chiến thắng quân Tàu ngoại xâm của Việt Nam trong những thời trước nhưng lại muốn phủ nhận công chiến thắng quân ngoại xâm Pháp rồi Mỹ của Đảng Cộng sản Việt Nam… Không thể dựa vào những chuyện của chính quyền ngày nay mà ông không đồng ý để phủ nhận những công trên của Đảng Cộng sản…
Ông Vũ còn nói: “Khi nói “giải phóng miền Nam” thì không thể không xác định giải phóng miền Nam khỏi ai, khỏi cái gì. Chắc chắn không phải “giải phóng miền Nam” khỏi sự chiếm đóng của Hoa Kỳ vì ngày 30-4-1975, quân đội Cộng sản nhận sự đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh, đó là chưa kể Hoa Kỳ đã rút hết quân khỏi miền Nam từ năm 1973 theo Hiệp định Paris”.
Nếu ông Cù Huy Hà Vũ không hiểu “giải phóng miền Nam” là giải phóng khỏi ai và giải phóng khỏi cái gì thì không nên đặt thành vấn đề xác định, vì ông còn thiếu một thắc mắc là “giải phóng miền Nam” để làm gì? Hoa Kỳ chưa bao giờ chiếm đóng miền Nam, chỉ dựng lên miền Nam rồi khi tình hình nguy ngập, đổ nửa triệu quân vào đánh giúp miền Nam để miền Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản và khi thấy không thể thắng được và không còn muốn giúp nữa thì Hoa Kỳ tháo chạy (từ của Nguyễn Tiến Hưng) hay văn vẻ lịch sự hơn là “rút lui trong danh dự”. Thực tế là trong miền Nam còn có Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và đa số người dân miền Nam ủng hộ mặt trận này, nếu không, chẳng bao giờ Cộng sản có thể thành công “giải phóng miền Nam” được.
Lẽ dĩ nhiên một số người ở miền Nam, vì hoàn cảnh đất nước nên dù muốn dù không cũng thuộc miền Nam, trong đó có tôi, chẳng muốn mình được giải phóng. Nhưng không muốn là một chuyện mà chuyện thống nhất quốc gia để hợp với lòng dân, ít ra là đa số người dân, lại là một chuyện khó tránh, vì người dân không muốn cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh trong lịch sử tái diễn. Hơn nữa, Cộng sản đã lãnh đạo người dân kháng chiến chống Pháp, tốn bao xương máu, đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, ký Hiệp định Geneva với hy vọng thống nhất đất nước qua giải pháp chính trị Tổng tuyển cử năm 1956, nhưng bị Mỹ dựng lên miền Nam, cường quyền thắng công lý, không thi hành điều khoản Tổng tuyển cử vào năm 1956 quy định trong Hiệp định Geneva.
Cộng sản có cách nào hơn để đi đến thống nhất đất nước, chẳng lẽ tốn bao xương máu để cho miền Nam trù phú ở trong tay một “chí sĩ” Công giáo nằm trong các tu viện Công giáo suốt trong thời gian toàn dân kháng chiến chống Pháp hay sao? “Giải phóng miền Nam” là câu tuyên truyền của Cộng sản để thực hiện thống nhất đất nước. Cho nên câu hỏi của ông Vũ chứng tỏ là ông không biết mấy về cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi cũng là người đã tháo chạy trước ngày 30/4/1975 vài ngày, nhưng với lương tâm trí thức, chẳng thể nào phủ nhận diễn biến lịch sử nó là như vậy.
Vài lời kết luận
Tôi biết rằng, viết ra những ý kiến cá nhân ngược dòng dư luận hải ngoại thể nào cũng lại bị chụp vài cái mũ trên đầu. Nhưng chẳng sao, vì những kẻ buôn nón cối thường không đủ khả năng để thảo luận những vấn đề tôi viết trong bài. Nếu người nào đọc bài này mà cho rằng tôi bênh vực chính quyền Việt Nam hoặc lên án Cù Huy Hà Vũ thì người đó chưa bao giờ hoạt động trong lĩnh vực học thuật.
Tôi ở trong quân đội quốc gia cho nên năm 1954 đã di cư vào Nam. Tôi đã phục vụ trong quân lực của miền Nam tổng cộng là 8 năm rưỡi và đã phục vụ trong ngành Giáo dục Việt Nam cho đến ngày cuối. Tôi nghĩ mình ở đâu, làm đầy đủ bổn phận công dân ở đấy là đủ, không có gì phải hổ thẹn với lương tâm. Nhưng cuộc chiến Quốc – Cộng đã ngưng 36 năm trước đây rồi, cho nên trong đầu óc tôi không còn Quốc – Cộng mà chỉ còn người Việt Nam. Khi nghiên cứu về lịch sử thì chúng ta phải hiểu rõ là những sự thật lịch sử thì không có tính cách bè phái hay Quốc – Cộng. Và dù những sự thật đó có làm chúng ta đau lòng cách mấy chúng ta cũng phải chấp nhận. Đó là sự lương thiện trí thức của con người.
Viết bài này, tôi chẳng bênh vực chính quyền mà cũng chẳng lên án Cù Huy Hà Vũ mà tôi chỉ nghiên cứu sự việc qua những thông tin trên Internet, tổng hợp, phân tích và đưa ra những ý kiến dựa trên những thông tin và những sự kiện chứ không dựa trên cảm tính cá nhân. Nhưng tôi cần phải nói là tôi chống những sự can thiệp của bên ngoài, bất cứ từ đâu, vào nội bộ Việt Nam. Không phải chỉ vì tôi đã thấy rõ bản chất của chính sách đối ngoại của Mỹ, thực chất của những tổ chức như RFA, HRW, RFI… mà lý do chính là vì, như trên tôi đã nói, tôi là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, mà đã là gốc Việt Nam thì tôi nghĩ, những vấn nạn của Việt Nam hãy để cho người Việt Nam tự giải quyết, không cần đến những sự can thiệp trịch thượng và đạo đức giả vào nội bộ Việt Nam của bất cứ ai hay thế lực nào khác.
Tôi chẳng có ác cảm gì với những cá nhân hay tổ chức chuyên can thiệp vào những chuyện nội bộ Việt Nam, vì đó là mục đích chính trị của họ. Tôi cũng chẳng có ác cảm gì với Cù Huy Hà Vũ và những người ở trong nước tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, vì đó là quyền tự do của họ. Vấn đề là ở chỗ thẩm quyền của những tổ chức bên ngoài để can thiệp vào chuyện nội bộ Việt Nam và hình thức tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của những người trong nước. Hung hăng chửi bậy trong Tòa như Nguyễn Văn Lý thì không phải là tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Thắp nến cầu nguyện với búa, kìm và xà beng ở Tòa Khâm Sứ thì không phải là hình thức tranh đấu hợp pháp. Tuyên ngôn Phục Linh không phải là quyền tự do ngôn luận. Những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở trong nước mà dựa thế nước ngoài là tranh đấu một cách rất vụng về. Mục đích tranh đấu là đúng, nhưng không thể tự lực mà phải nhờ đến người ngoài là phương thức tranh đấu không có hiệu quả, vì chính quyền Việt Nam và đa số người dân Việt Nam, theo truyền thống lịch sử, rất nhạy cảm đối với sự can thiệp của nước ngoài.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta có bao giờ nghĩ rằng các cường quốc Tây phương thực tâm vì nhân quyền mà ủng hộ sự tranh đấu cho nhân quyền của chúng ta hay không? Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thôi không tranh đấu cho nhân quyền nữa. Nhưng vấn đề là làm sao tạo được uy tín, được sự ủng hộ của người dân mà không có bóng dáng của bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào ở ngoài, chỉ như vậy mới có thể đi đến thành công.
Dựa vào thế lực ngoại quốc để tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam, hoặc liên hệ truyền thông với những tổ chức ở nước ngoài mà mọi người đều biết là không có thiện cảm với chính quyền Việt Nam, tôi cho là những hình thức tranh đấu không có mấy hiệu quả, hơn nữa có thể gây nên những phản tác dụng đối với chính quyền Việt Nam hiện thời, một chính quyền rất nhạy cảm trước mọi hành động có tính cách xen vào nội bộ Việt Nam. Kết quả những công cuộc vận động ngoại quốc để làm áp lực đối với chính quyền Việt Nam sẽ không mang lại kết quả khả quan nào, vì những người Việt yêu nước, bất kể là chính kiến khác nhau như thế nào, đều không thể ủng hộ đường lối nhờ sự can thiệp của người ngoại quốc vào những chuyện bất đồng ý kiến giữa người Việt với nhau.
Nhìn vào quá khứ, chúng ta thấy đã có biết bao nghị quyết nọ kia, kể cả nghị quyết của Liên hiệp Âu châu và cả danh sách CPC, dự luật về nhân quyền cho Việt Nam của Hạ viện Mỹ, nhưng kết quả là bao nhiêu, chính quyền Việt Nam lùi một bước tiến hai bước và cứ làm theo ý. Tại sao? Vì chính quyền Việt Nam thừa biết rằng, tất cả chỉ là những tài liệu chính trị chống Việt Nam và cũng thừa biết chiêu bài nhân quyền của các cường quốc Âu Mỹ là đạo đức giả, có tính cách lưỡng chuẩn (double standard), thường để che đậy những mưu đồ chính trị sau bức bình phong nhân quyền. Những cuộc vận động ngoại nhân để làm áp lực đối với chính quyền Việt Nam mà không nghĩ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xâm phạm đến trật tự, an ninh và chủ quyền quốc gia, là những bước đi chính trị vụng về, thiếu trí tuệ, không nghĩ đến truyền thống yêu nước của người Việt Nam.
Ông Hà Vũ tuyên bố: “Đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh”. Đây là một câu nói vu vơ, ai nói cũng được. Là một trí thức đã được đào tạo bài bản ở Tây, ông Vũ phải chỉ ra một con đường là Việt Nam sẽ đi đến đa đảng và dân chủ như thế nào, đa đảng là bao nhiêu đảng, điều kiện để lập đảng là như thế nào, thế nào mới có thể gọi là một đảng, cá nhân nào, tổ chức nào có quyền lập đảng và trong bao lâu hay ngay lập tức với những luận cứ chặt chẽ về tình trạng xã hội hiện nay, về hình thức dân chủ, về giới hạn của nhân quyền, về giới hạn của tự do ngôn luận, về tinh thần trách nhiệm của người dân trước luật pháp, về trình độ dân trí, có ngoại quốc nhúng tay vào không…


Ai cũng biết tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, dân chủ là tốt nhưng vấn đề là tự do tới mức nào và hình thức dân chủ ra sao. Không thể đi tới dân chủ mà không có sửa soạn. Làm sao để người dân thấm nhuần được ý thức một nền dân chủ riêng cho Việt Nam, trách nhiệm người dân trong thể chế dân chủ, bổn phận người dân góp sức cho dân chủ… Tất cả đều phải đi qua một quá trình giáo dục cần thời gian và tất cả đều phải rõ ràng trong giai đoạn sửa soạn tiến tới dân chủ để tránh những hành động vô cương vô pháp gây hỗn loạn trong xã hội, cảnh lạm dụng tự do ngôn luận, lạm dụng quyền tự do tôn giáo, hoặc cảnh “lắm thầy thối ma”. Đa đảng và dân chủ nghe hay lắm! Nhưng không đơn giản như chỉ cần tuyên bố đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ. Mặt khác, trên thế giới ngày nay tôi đố ông Vũ tìm đâu ra một quốc gia thực sự dân chủ.
Tôi rất đồng cảm với quan niệm của Lê Dọn Bàn trong bài “Dân chủ và Đạo Kitô ở Việt Nam”.
“Dân chủ là thành quả của những vận động lâu dài và phải có sự tham dự của toàn bộ dân chúng trong một quốc gia và từ cả hai bộ phận cầm quyền và không cầm quyền – dĩ nhiên là không thể nhập cảng, không đến từ bất cứ áp lực nào bên ngoài và nếu có gây dựng ở trong, càng không thể đến từ những niềm tin tôn giáo. Dân chủ là hoa nở từ trí tuệ – hay thu hẹp hơn – ý thức chính trị xã hội – của dân chúng được phát triển – khi dân chúng thực sự đạt đến một trình độ ý thức trưởng thành, tự mình thấm nhuần được những quan niệm xã hội và chính trị sáng suốt, thuận tình hợp lý với cộng đồng của mình. Thêm nữa, không phải chỉ vài dăm bông hoa, nhưng cả một mùa hoa và cũng phải hết sức chăm sóc để sẽ nở mãi, qua năm tháng. Trong tình trạng Việt Nam, dân chủ phải đi đôi với dân trí và có lẽ điều này làm chúng ta nhớ kinh nghiệm của Phan Chu Trinh, một người rất sáng suốt và có lý tưởng, cùng can đảm, đã đi trước thời đại của ông”. (http://sachhiem.net)
Cũng như quan niệm của Nguyễn Tâm Bảo trên “Đàn Chim Việt”: “Việc dân chủ hóa phải là việc của người dân trong nước, xuất phát từ nhu cầu của chính họ, do chính họ đảm nhận trọng trách, do chính họ tiến hành, chứ không cần bất cứ sự trợ lực nào từ bên ngoài”.
Ông Cù Huy Hà Vũ cũng có vài hành động tốt, thí dụ như kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế về quyết định cấp phép đầu tư xây dựng Dự án Khách sạn Life Resort trên đồi Vọng Cảnh. Nhưng phần lớn là ông đi kiện lung tung mà không suy nghĩ và lang bang vào những chuyện không rõ ràng như đòi dân chủ, đa nguyên đa đảng mà không đưa ra một mô thức nào cho dân chủ, đa nguyên đa đảng thích hợp với hoàn cảnh chính trị Việt Nam ngày nay và mặt khác những chuyện làm lung tung của ông chứng tỏ trình độ hiểu biết của ông còn thiếu sót nhiều cho nên đã có phản tác dụng, làm loãng đi giá trị của những việc làm có ích của ông”.
Trần Chung Ngọc