Viết sử không thể “tư tâm”
Nền văn hóa nước Việt có may mắn là cha ông ta đã lưu lại được
phần nào lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với nhiều cuốn như Khâm
định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Việt sử ký, Sử Ký
tục biên, Đại Việt sử ký toàn thư… cùng nhiều nhà sử học tài danh, trung thực
như Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên, Phan Phù Tiên, Phạm Công Trứ…
Những ngày qua cộng đồng mạng bỗng “dậy sóng” khi một bộ sử Việt
15 tập được giới thiệu. Sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận bởi nhiều ý kiến cho
rằng đã có sự "cào bằng" và dụng ý "viết lại" lịch sử!
|
Bộ sách
“Lịch sử Việt Nam” nhiều nội dung có ý kiến trái chiều. Ảnh: Báo Nhân Dân
|
Việc biên soạn lại một cách toàn diện, đầy đủ lịch sử dân tộc
suốt bề dày dựng nước, giữ nước là rất cần thiết. Tuy nhiên người làm cần
trung thực với cái tâm trong sáng, không thể bị chi phối bởi bất kì điều gì.
Có nhiều nội dung tranh cãi trong bộ sử trên song gây bức xúc nhất là phần
viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954-1975. Các tác giả
đã không gọi ngụy quân, ngụy quyền khi nói về chế độ Việt Nam cộng hoà mà
gọi quân đội Sài Gòn, chế độ Sài Gòn như một thực thể, nhằm để mọi người… dễ
chấp nhận! Điều này đã nhanh chóng được một số phần tử chống đối ở nước ngoài
tung hô như kì tích!
Đối với Nhân dân ta, cuộc cách mạng tháng 8 là một bước chuyển vĩ
đại, lật đổ chế độ phong kiến nô dịch của thực dân. Chính Bảo Đại (Vĩnh Thụy)
khi thoái vị cũng phải xúc động thừa nhận: "Thà làm dân một nước độc lập
còn hơn làm vua một nước nô lệ". Từ
Quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch đã tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn
thế giới sự ra đời nước Việt Nam mới. Từ đó, Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nhà
nước chính danh duy nhất trên lãnh thổ hình chữ S. Nhà nước đó được toàn dân
“đóng dấu son” khẳng định bằng cuộc tổng tuyển cử toàn quốc sau đó hơn 4
tháng. Những thể chế do ngoại bang lập nên tại Việt Nam sau tổng tuyển cử năm
1946 đều là ngụy tạo nhằm níu giữ quyền lực thực dân. Ngụy quyền, ngụy quân -
sản phẩm đẻ ra từ chính quyền ngụy tạo đó thì cách gọi này là hoàn toàn chuẩn
xác, không thể thay thế hay đánh tráo.
Trào lưu xét lại lịch sử từng xảy ra ở Liên Xô những năm cuối
thập kỉ 80 của thế kỉ XX dẫn đến nhận thức đúng sai lẫn lộn, xã hội Xô viết
phân tâm…
Nhà viết sử Tư Mã Thiên thời phong kiến Trung Hoa có câu nói
khảng khái: "Bệ hạ có chém đầu thần thì thần cũng viết như vậy... vì đó
là sự thật". Một nguyên tắc hàng đầu, quan trọng nhất với người viết sử
là tôn trọng sự thật. Viết cho mọi người đều bằng lòng, dễ chấp nhận thì đó
là “tư tâm” của tác giả chứ không còn là vì lịch sử, vì hiện thực khách quan!
Sự thật bị bóp méo sẽ dẫn đến hệ quả nhận thức sai lệch, nhất là trong thế hệ
trẻ.
Các thế lực tồn vong chế độ cũ dù thất bại song chưa hề ngừng
hoạt động chống phá với mục tiêu xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ
xã hội mà hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống để có ngày hôm
nay. Khi lịch sử bị xem xét lại, đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để các thế lực thù
địch tấn công vào nền tảng tư tưởng, giá trị tinh thần và phẩm giá của toàn
xã hội.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng
Báo Người cao tuổi ngày 6/9/2017
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét