“Chọc trời” ở
đất Hà thành
Nhà
cao chọc trời là nét đẹp, biểu tượng của nhiều thành phố hiện đại trên thế
giới. Hà Nội đang quá ít những tòa nhà cao tầng từ 200-300m trở lên như ở New
York, London, Hồng Kông, Tokyo hay Dubai… Hiện chỉ có tòa nhà Keangnam Hanoi
Landmark Tower với 72 tầng (350m) và Lotte Center Hanoi 65 tầng
(267m) tạm gọi là "chọc trời".
Tuy nhiên, nếu so số tầng nhà trong một diện tích đô thị thì Hà Nội không kém nhiều thành phố lớn trên thế giới. Chẳng hạn như tại khu Linh Đàm, trong diện tích 5 ha đã có 12 tòa chung cư cao 36 - 45 tầng với sức chứa khoảng 30.000 dân. Chỉ chồng 2 tòa chung cư trên lên nhau là có 1 tòa nhà cao gấp đôi Keangnam! Và như vậy tại 5 ha đất trên đang có chừng 6 tòa nhà cao gần trăm tầng. Người ta không thấy cao vì nhà đã bị “cắt khúc” đặt xuống dưới đất! Hay tuyến đường Lê Văn Lương nếu cứ chồng 2-3 tòa nhà gần nhau lên là có một tòa cao ngất ngưởng. Dọc tuyến đường này, hàng chục nhà cao tầng chen chúc nhau và nhiều tòa vẫn đang vươn lên, chỉ có điều nó không được phép "chọc" cao quá. Dân số nội đô so với thủ đô nhiều nước chưa phải là cao nhưng giao thông Hà Nội quá tải là do mọi công trình cứ dàn hết ra mặt đất, không còn diện tích cho giao thông.
Những tòa chung cư tại Linh Đàm (Hà Nội) cao tới 36-41 tầng, vượt cả quy hoạch khu vực
Do
khống chế chiều cao, khó kiếm lợi nhuận nên một số chung cư cũ ở khu Thành
Công người dân đã chuyển đi, giao mặt bằng để doanh nghiệp cải tạo, nâng cấp
từ gần chục năm trước nhưng hiện công trình vẫn chưa thể khởi công! Tại sao
không tính phương án chỉ cần xây 2-3 tòa nhà có tổng số chiều cao bằng số
tầng của hàng chục nhà chung cư cũ tại đây (mỗi tòa chỉ trên dưới chục tầng)?
Như vậy sẽ dôi ra không ít diện tích đất cho giao thông, cây xanh và các công
trình hạ tầng văn hóa xã hội? Đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội cũng vậy, nếu
xây dựng một tòa nhà cao tầng tái định cư tại chỗ để giả tỏa dân cư bám sát 2
bên đường tàu khu vực phố Lê Duẩn không phải là không có cơ sở. Vấn đề quan
trọng là cần xác định rõ khu vực cần bảo tồn, khu vực có thể xây nhà cao tầng
tái định cư tại chỗ và tuyệt đối không tăng mật độ dân cư.
Thực
trạng hiện nay tại Thủ đô là chỗ nào còn mảnh đất rộng đủ xây chung cư, khách
sạn, trung tâm thương mại… là không sớm thì muộn sẽ được đề xuất làm dự án.
Quanh khu vực quảng trường Ba Đình cũng có mấy nhà chung cư hoành tráng đang
mọc lên. Và quanh đây vẫn còn những mảnh "đất vàng" có thể sinh lời
bằng bất động sản chưa được phép đầu tư. Tiếc rằng những tòa cao tầng tại đây
không phải là để tái định cư tại chỗ, nó được xây chủ yếu đón những cư dân có
điều kiện kinh tế khá giả từ nới khác đến. Đó cũng chính là nguyên nhân quá
tải khu vực trung tâm Thủ đô.
Chỉ có
sự cương quyết, nghiêm minh trong thực hiện quy hoạch, không để lợi ích nhóm
chi phối cùng với tư duy đột phá trong cơ chế, chính sách, thay đổi cách nhìn
về xây dựng thì Hà Nội mới có thể vươn lên trở thành một đô thị đẹp, hiện
đại, văn minh.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng
Báo Người cao tuổi ngày 3/10/2017
|
Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét