Cười… thuốc độc!
Dân gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc
bổ”. Những nụ cười sảng khoái xuất phát từ tâm hồn lành mạnh, vui tươi, thư
thái là yếu tố tâm sinh lí góp phần mang lại nguồn sức khỏe cho con người.
Thế nhưng hiện nay lại có những nụ cười, nói
đúng hơn là những trận cười đầy… độc hại xuất phát từ quả bóng cười.
Bóng cười là những túi bóng bay được bơm vào đó
một loại khí gây cười, tên hóa học là đinitơ monoxit, hay nitrous oxide, một hợp
chất hóa học có tên công thức N2O. Khoảng thế kỉ XVIII, các câu lạc bộ người
Anh và người Đức đã sử dụng khí này như một loại bình “ma thuật” đặc biệt.
Thời đó giới thượng lưu và những người tỏ ra sành điệu đã sử dụng khí N2O bơm
vào bình, cùng với khói và hương thơm tạo thành một loại khí có tác động gây
hưng phấn nhất thời. Khí N2O ngấm vào cơ thể tạo cảm giác phấn khích, ảo giác
gây cười. Đây chính là nguồn gốc của quả bóng cười ngày nay, còn được gọi tên
tiếng Anh là Funkyball.
Bóng cười thâm nhập vào Việt Nam chưa lâu
nhưng đã nhanh chóng trở thành trào lưu, được một bộ phận giới trẻ yêu thích,
coi nó như một thú vui mỗi khi đi quán bar, hộp đêm và cả quán vỉa hè.
Giới trẻ Hà Nội chơi bóng cười ngay tại vỉa hè
Các bác sĩ trên thế giới từng cảnh báo, việc
hít khí cười sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, thần kinh mà hậu
quả xấu nhất nếu lạm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Hít khí này
vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rất rõ, sau đó phấn khích, cười ngả
nghiêng khó kiềm chế.
Theo các nhà khoa học, khi lạm dụng chất gây
ảo giác lâu ngày rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự,
thậm chí là ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giá “phê” với ảo giác, người dùng
dễ tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Người quen dùng khí cười để “phê”
dẫn đến chơi thử bồ đà, thuốc lắc, “hàng đá”… Rồi đến một lúc nào đó sẽ chơi
thử heroin, từ hút rồi cuối cùng sẽ là nghiện tiêm chích ma túy…
Việc sử dụng bóng cười đang lan truyền
tại nhiều quán cà phê, quán bar ở trung tâm Hà Nội và nhiều thành phố lớn.
Điều rất nguy hại là một bộ phận giới trẻ lan truyền quan niệm bóng cười
không phải là chất gây nghiện. Thế nhưng vừa qua Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
đã tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc khí N2O do lạm dụng hít bóng cười trong
thời gian dài với các biểu hiện rối loạn cảm giác, giảm vận động; xét
nghiệm thấy tổn thương tủy sống cổ, mất chất liệu tủy sống. Như vậy, những
trận cười khí NO2 nguy hiểm hơn cả mười thang… thuốc độc đã được kiểm chứng!
Tuy hóa chất trong bóng cười hiện chưa có
trong danh mục chất ma túy hay tiền chất ma túy nhưng rất có thể đây cũng là một
chất gây nghiện, độc hại và ẩn chứa nhiều nguy cơ.
Đã đến lúc cơ quan chức năng cần đưa trò
chơi độc hại này vào phạm vi quản lí. Dù chưa có điều luật quy định thì cũng
cần có biện pháp hạn chế sử dụng đồng thời khẩn trương đưa chất khí độc hại
này vào danh mục cấm sử dụng./.
Đinh
Hoàng
Bài bình
luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 13
tháng 4 năm 2018
|
Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét