Tiền
bạc và nhân phẩm
Tiền
bạc đơn giản chỉ là công cụ giá trị mà con người dùng để thanh toán trong
hoạt động kinh tế, thương mại và các hoạt động khác của đời sống xã hội. Do
có thể đáp ứng nhiều nhu cầu, nhất là của cá nhân nên con người luôn có xu
hướng muốn sở hữu càng nhiều càng tốt với đồng tiền.
Người
Việt thường nói “tiền bạc”. Người Trung Quốc có từ “tiền tệ” hay đồng tệ.
Hiểu một cách tiêu cực thì đồng tiền rất dễ trở nên “tệ bạc”. Nhiều triết gia
đã chỉ ra rằng đồng tiền luôn thường trực nguy cơ tha hóa nhân phẩm, làm biến
đổi nhân cách con người.
Ảnh minh họa
Từ
khi đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới, những quan điểm khắt khe của xã hội về
kinh tế tư nhân, tư hữu đã có sự thay đổi, cởi mở… kinh tế đất nước không
ngừng khởi sắc, người giàu có ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển kinh tế, sự chi phối của đồng tiền ngày càng sâu sắc vào các mối quan
hệ, nhất là các giá trị đạo đức. Tệ tham ô, tham nhũng ngày càng lan rộng
chính là sự phát tác mặt trái của giá trị đồng tiền. Phát ngôn của một cán bộ
ở Hải Phòng “sinh mạng con người không quan trọng” gây sốc dư luận mấy ngày
qua cũng là hệ quả sự tha hóa nhân cách bởi thói ích kỉ, trọng đồng tiền, vật
chất hơn mọi giá trị tốt đẹp khác.
Ảnh minh họa
Những
cán bộ, công chức tham nhũng hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng đã và đang đối mặt
trước sự trừng phạt của luật pháp liệu đã nhận ra rằng đồng tiền bất chính có
được quá nhiều cuối cùng để làm gì trong khi nhu cầu của họ cũng có giới hạn?
Cái mất đi là nhân phẩm, danh dự của chính họ cùng gia đình, dòng tộc có thể
còn lớn gấp vạn lần tiền bạc, của cải.
Trong
những năm đất nước khó khăn sau chiến tranh, từ người dân đến lãnh đạo đều
rất thiếu thốn kể cả cán bộ cấp cao như Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ.
Thế nhưng có thứ lại rất giàu có, đó là niềm tin, sự trân trọng của Nhân dân
vào những người lãnh đạo các cấp. Có thể ví đất nước thiếu tiền bạc nhưng lại
“giàu có” niềm tin Nhân dân. Chính điều đó chứ không phải tiền bạc đã giúp
đất nước có sức mạnh từng bước vượt qua mọi khó khăn để vươn lên.
Những
năm gần đây, niềm tin của Nhân dân vào Đảng giảm sút bởi chính một số cá nhân
lãnh đạo bị đồng tiền tha hóa. Họ có thể quá giàu nhưng lại nghèo nàn về nhân
phẩm, ích kỉ trước cộng đồng. Nhiều người coi chỗ đứng trong hệ thống công
quyền như là nơi trục lợi nên tìm mọi cách chạy chọt, sẵn sàng mua bán. Chỉ
có một đội ngũ cán bộ liêm chính, thực sự tài năng, hết lòng vì dân mới củng
cố được niềm tin của Nhân dân vào Đảng và kiên định cùng Đảng trên con đường
đã chọn.
Các cán bộ trở thành bị cáo bị cáo tại một phiên tòa. Ảnh: TTXVN.
Cùng với sự quyết liệt đến cùng của cuộc đấu tranh chống tham
nhũng thì việc xây dựng, lựa chọn được đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” sẽ
là là nền tảng vững bền để Đảng ta xây dựng thành công chế độ xã hội XHCN./.
Đinh Hoàng
Bài bình luận
đăng Báo Người cao tuổi vàBáo điện tử
Ngaymoionline.vn ngày
08 tháng 5 năm 2018
|
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018
Bình luận: Tiền bạc và nhân phẩm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét