Tư duy quyền lực đồng tiền
Mới đây,
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) công bố bản góp ý dự thảo Thông
tư ban hành Quy chế quản lí, sử dụng nhà chung cư, trong đó có kiến nghị tính
quyền biểu quyết hội nghị nhà chung cư theo đơn vị mét vuông!
Được biết
theo quy định hiện hành, quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm
nhà chung cư được tính theo đơn vị căn hộ. Theo đó, mỗi căn hộ tương ứng với
một phiếu biểu quyết. Đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư không
phải là căn hộ thì mỗi phần diện tích sàn xây dựng tương đương với diện tích
sàn xây dựng của căn hộ lớn nhất theo thiết kế được phê duyệt tại nhà chung
cư đó có một phiếu biểu quyết.
Những chung cư cũng tựa làng xóm nơi đô thị. Hình minh họa
Đề xuất của
hiệp hội trên thoạt nghe xem ra cũng có lí. Nhưng đi sâu phân tích những hệ
lụy có thể xảy ra thì thấy là không thể ứng xử như vậy.
Mỗi tòa
chung cư với hàng trăm, thậm chí cả nghìn căn hộ tạo nên một quần cư có thể
coi như những thôn xóm hiện đại nơi đô thị. Truyền thống văn hóa người Việt
từ xa xưa trong một quần thể người ta quan hệ với nhau nể trọng từ cách ăn ở,
ứng xử và phẩm giá hơn tiền bạc. Cách làm theo đề xuất trên là tư duy lấy tài
sản, tiền bạc làm thước đo quyền lực. Trong điều kiện phân hóa giàu nghèo
đang gia tăng hiện nay, cách ứng xử như vậy sẽ không ổn.
Ta đã biết,
quy tắc, quy định, luật pháp có tính phổ quát, nơi này được làm, nơi khác
tương tự cũng có thể làm. Giả sử kiến nghị trên được chấp nhận liệu sau nay
nơi làng xóm thôn quê áp dụng được chăng?
Gia đình là
tế bào của xã hội, nó cũng là tế bào tạo nên những quần cư hay thôn làng Việt
Nam. Nhiều chuyên gia xã hội học, cả ở nước ngoài đánh giá cao hình thức quần
cư làng xóm riêng có của người Việt. Từ nghìn năm qua, làng là “pháo đài thép”
mà ngoại xâm không bao giờ có thể xâm lăng. Từ những làng quê đã tạo nên đất
nước. Làng của người Việt còn thì nước không thể bị mất. Có đặc trưng ấy bởi
trong chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt mỗi làng quê luôn
dựa vào nhau để chống chọi với thiên tai địch họa. Sức mạnh dân tộc Việt suy
cho cùng, là tổng hòa khối đại đoàn kết người dân từ mỗi thôn làng.
Tình làng xóm đối với người Việt Nam luôn lớn hơn
đồng tiền. Hình minh họa
Nay, giả sử
làng quê cũng bỏ phiếu cho công việc làng xóm tính theo mét vuông thì thế
nào? Sẽ có những gia đình hai ông bà già sân vườn rộng rãi mấy sào nhưng cũng
có gia đình 4-5 người trẻ khỏe chỉ có vài trăm mét vuông. Lúc này cái “phiếu
tài sản” sẽ làm méo mó quyền lực quản lí trật tự xã hội nơi làng quê, nó cũng
có thể làm rạn nứt tình làng nghĩa xóm.
Nền kinh tế nước
ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân hóa giàu nghèo là
thực tiễn mà mọi chính sách cần hướng tới để điều chỉnh, khắc chế, không để
dẫn tới bất công bằng. Một xã hội nhân văn không thể lấy tài sản, đồng tiền
để làm nền tảng cho quan hệ hay ứng xử giữa người với người./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 11 tháng 12 năm 2019
|
Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét