Cần chấn chỉnh mua sắm công
Vụ gian lận trục lợi
từ việc mua bán thiết bị y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội
xảy ra giữa những ngày cả nước đang chống đại dịch Covid-19 khiến dư luận bức
xúc. Đây cũng như sự nhắc nhở rằng có một “mảnh đất” đang bị buông lỏng, đó
là mua sắm công.
Các đây chưa lâu dư
luận cả nước được chứng kiến một vụ án tương tự, đó là việc Mobifone mua cổ
phần của AVG. Trước sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và
Chính phủ, sự vào cuộc của các cơ quan kiểm tra, thanh tra thì mấy quan chức
liên quan đã có những động thái nhằm thoát tội như công bố hủy thương vụ giao
dịch, trả lại tiền... Tuy nhiên, kết quả như thế nào đến nay mọi người đã rõ.
Vừa qua, sau khi lãnh
đạo Hà Nội phát biểu công khai vụ nâng khống giá máy xét nghiệm để trục lợi
tại CDC thành phố và cho rằng có liên quan đến một số địa phương khác, lập
tức tại nhiều tỉnh thành cũng đã diễn ra những động thái “na ná” vụ AVG. Tỉnh
Thái Bình mua máy 6,48 tỉ đồng thì bỗng doanh nghiệp trúng thầu hưởng ứng lời
kêu gọi toàn dân đóng góp chống dịch của MTTQ tỉnh nên đã đồng ý giảm giá
xuống còn lại là 5,85 tỉ đồng! Còn tại Hải phòng dư luận cho rằng thành phố
đã trang bị máy xét nghiệm Covid-19 giá tới gần 10 tỉ đồng nhưng bà Giám đốc
Sở Y tế địa phương thanh minh rằng đang dùng máy chống dịch từ tháng 3 là
được Công ty TNHH Y tế Phương Đông “cho mượn”! Còn tại Quảng Nam, gói thầu
mua sắm hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động có giá từ 7,2 tỉ đồng “bỗng
dưng” được công ty nhanh chóng đồng ý giảm giá xuống còn 4,8 tỉ đồng... Trong
khi đó, tại một số địa phương đã mua hoặc được doanh nghiệp tặng máy xét
nghiệm tương tự giá chỉ từ 1,45 đến gần 2 tỉ đồng…
Hệ thống Realtime PCR đang hoạt
động tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình được mua với giá gần 6 tỉ đồng.
Ảnh: Thanh niên
Một số ý kiến thanh
minh vẻ “hiểu sâu” hơn về kĩ thuật cho rằng do công suất xét nghiệm, cấu hình
máy khác nhau nên giá chênh lệch là lẽ tự nhiên.
Trong thời đại mạng
thông tin thông suốt toàn cầu và công nghệ quản lí hiện đại của các cơ quan,
doanh nghiệp hiện nay, không quá khó nếu muốn thẩm định giá cả bất kì mặt
hàng nào. Chẳng hạn, chỉ cần cơ quan chức năng xin một báo giá của hãng sản
xuất từ nước ngoài hoặc đơn giản là tra soát lại hồ sơ nhập khẩu hải quan sẽ
có thể biết chính xác trị giá của từng loại máy móc đã mua.
Việc đầu tư, mua sắm
thiết bị y tế lâu nay đang được các cơ quan, địa phương tự do thực hiện theo
ý chí chủ quan, không có tiêu chí chuẩn của cơ quan chủ quản, chẳng hạn như
giá cả, công suất, định mức, tiêu chuẩn… Việc định giá, đấu thầu nhiều khi
chỉ là hình thức hoặc là “hợp thức”. Mua sắm công nếu không được quản lí
nghiêm túc, chặt chẽ sẽ mãi là mảnh đất để những “nhóm lợi ích” rút ruột tiền
ngân sách.
Dư luận mong chờ sự
quyết tâm và khẩn trương vào cuộc đến cùng của cơ quan chức năng các địa
phương, trung ương. Nếu chậm trễ, rất có thể những sai phạm trong mua sắm
thiết bị y tế vừa qua rồi sẽ được “hợp thức hóa”./.
Đinh
Hoàng
Bài
bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 28 tháng 5 năm 2020
|
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét