Vấ đề… chứng chỉ Thông thường sinh viên khi đã học xong một trong các hệ đào tạo cao đẳng, đại học… là có đủ vốn kiến thức ban đầu để bước vào nghề tại khu vực công hoặc tư. Nếu có điều kiện thì học các bậc cao hơn trước khi vào nghề. Quá trình công tác, làm việc người ta có thể tự học tập kết hợp thực tiễn công việc để nâng cao trình độ, năng lực. Tin rằng mọi trường đại học đều khẳng định sản phẩm mình đào tạo đều đạt tiêu chuẩn quy định, tức là sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động và một số vị trí trong bộ máy hành chính Nhà nước theo chuyên ngành đào tạo. Song thực tiễn gần đây đang diễn ra khiến người ta nghĩ rằng các loại bằng cấp đào tạo chưa phải đã đủ mà còn cần thêm những… chứng chỉ để đáp ứng chuẩn trình độ. Đã xảy ra chuyện đội ngũ giáo viên ở một số địa phương qua nhiều năm đứng trên bục giảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ lại phải nháo nhào lo đi học lấy tấm chứng chỉ để “trụ hạng” hoặc khi nâng lương, bổ nhiệm... Được đào tạo cơ bản vẫn phải “trụ hạng” phả chăng quá trình hành nghề trình độ đã bị “mai một” và “xuống hạng”!
Nên
loại bỏ các loại chứng chỉ, không riêng gì ngoại ngữ, tin học Trong lĩnh vực giáo dục, tại Điều 72, Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; bằng cử nhân trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Luật không hề có quy định nào về các loại chứng chỉ. Như vậy, chứng chỉ chẳng khác “giấy phép con”, những “điều kiện” dưới luật, nó như “to hơn” bằng cấp đào tạo cơ bản. Trước nhiều ý kiến trái chiều của dư luận xã hội, cơ quan quản lí đã thấy những bất cập của “vấn đề” chứng chỉ. Vừa qua Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-BNV, theo đó từ ngày 1/8/2021 sẽ chính thức bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Xét theo lẽ thông thường, khi chứng chỉ có tính quyết định, cần thiết như vậy thì việc đào tạo chứng chỉ cần phải có hệ thống, cơ bản và đó cũng phải là một “hệ đào tạo” chứ không thể chỉ dăm bảy ngày mà phủ định những bằng cấp mấy năm đào tạo. Nếu chứng chỉ là một số nội dung cập nhật, bổ sung kiến thức đơn thuần thì hãy đưa vào chương trình tập huấn hằng năm ngay tại cơ sở. Thực ra yêu cầu chứng chỉ với công chức, viên chức về bản chất cũng chẳng khác so với một số điều kiện nhiêu khê trong sản xuất kinh doanh mà các cấp, ngành đã và đang nỗ lực cắt giảm. Việc Bộ Nội vụ rà soát, cắt giảm hàng loạt chứng chỉ hi vọng là bước đột phá tiếp theo trong chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cần loại bỏ tư duy coi trọng bằng cấp, chứng chỉ trong đánh giá cán bộ, công chức, viên chức lâu nay. Phẩm chất, năng lực thực tiễn (năng lực thật) mới là điều quan trọng nhất, quyết định tới chất lượng, giá trị lao động./. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 26 tháng 06 năm 2021 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét