Nhìn
trong lịch sử thế giới về khái niệm “xã hội dân sự”
Lâu nay đôi khi được nghe cụm từ mà những thế lực
bất mãn, chống đối, không thiện cảm với nhà nước ta thích nêu lên, đó là “xã
hội dân sự”.
Vậy “xã hội dân sự” là gì? Lịch sử hình thành hiện
thực hóa khái niệm “xã hội dân sự” trên thế giới hiện đại ra sao?
Theo trang Wikipedia, xã hội dân sự cấu thành từ
tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo
nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một
nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các
thể chế thương mại của thị trường. Thuật ngữ xã hội dân sự xuất hiện lần đầu
tiên ở châu Âu vào thế kỉ XVI và phổ biến vào thế kỉ XVIII.
Xã hội dân sự bao gồm không gian gia đình và lĩnh
vực tư nhân, được gọi là “khu vực thứ ba” của xã hội, phân biệt với chính phủ
và kinh doanh. Đôi khi thuật ngữ xã hội dân sự được sử dụng theo nghĩa tổng
quát hơn, là “các yếu tố như tự do ngôn luận, tư pháp độc lập... để tạo nên
một xã hội dân chủ”.
Edmund Burke (nhà triết học người Ireland, nhà sáng
lập tư tưởng của chủ nghĩa bảo thủ hiện đại), Alexis de Tocqueville (chính
trị gia Pháp) và cả những nhà trí thức Nga từ thế kỉ XVIII đã cho xã hội dân
sự là nền tảng căn bản cho nền dân chủ. Song một số nhà chính trị, triết gia
tư sản khác lại lưu ý rằng các tổ chức xã hội dân sự đã thu được một số lượng
đáng kể quyền lực chính trị thông qua các hoạt động của họ mà không có người
trực tiếp bầu hoặc bổ nhiệm họ. Partha Chatterjee (một nhà khoa học chính trị
và nhân chủng học người Ấn Độ) đã lập luận rằng, trong hầu hết các đất nước, “xã
hội dân sự vẫn chỉ là đại diện cho quyền lợi của một nhóm nhỏ”. Khi nó chỉ
đại diện cho quyền lợi số ít, khó có thể sẽ mang lại dân chủ thực sự.
Lênin cho rằng xã hội dân sự là thứ cản trở nền
chuyên chính vô sản. Ông tin tưởng rằng: “Phạm vi công cộng trong xã hội xã
hội chủ nghĩa thì phải thống nhất và duy nhất” và gạt bỏ các tổ chức xã hội
dân sự, cho đó là tư tưởng tư sản. Người Bolshevik xem những tổ chức, công
đoàn độc lập là tác nhân gây ra sự chia rẽ quan điểm trong xã hội. Thật ra
những người Bolshevik không thích những tổ chức độc lập bởi vì chúng đòi hỏi
việc con người tự quyết định cuộc sống riêng tư của họ bất chấp khuôn khổ
quản lí của nhà nước, bởi vì chúng khuyến khích những tư tưởng độc lập và
chúng làm cho con người cá nhân nảy sinh nhiều thái độ mâu thuẫn đối với
quyền lực của nhà nước.
Trong thời kì Cách mạng Tháng Mười, Đảng Bolshevik
là đảng chính trị đầu tiên có mục tiêu dứt khoát cấm bất cứ tổ chức nào mà
không được họ trực tiếp lập ra và không trung thành với họ. Tại Liên Xô, ngay
cả những tổ chức phi chính trị cũng bị cấm, bởi vì Lênin tin tưởng rằng “tất
cả các tổ chức tự nhiên là chính trị; nếu họ không làm chính trị thẳng thắn
thì cũng làm chính trị bí mật”.
Ngay cả các nhà Marxist chính thống cũng ưa thích tự
do mậu dịch hơn là tự do lập hội, kể cả lập ra những hội thể thao phi chính
trị hay các hội văn hóa. Điều này là đúng như vậy dưới thời Lênin, Stalin,
Krushchev và Brezhnev. Mặc dù nhiều thứ đã thay đổi trong lịch sử của Liên
Xô, sự phản bác xã hội dân sự tiếp tục tới tận thập niên 80 thế kỉ XX.
Đến cuối thập niên 1980, ở Liên Xô, Gorbachev đề ra
cải cách chính trị, cho phép thành lập hàng loạt các tổ chức phi chính phủ,
xã hội dân sự... Kết quả là chính phủ Liên Xô trở nên ngày một yếu đuối và dễ
bị tổn thương do họ không còn quyền lực mạnh mẽ như trước đây. Các tổ chức
phi chính phủ, xã hội dân sự đã lợi dụng chủ trương phản biện xã hội để chỉ
trích, thậm chí vu khống Nhà nước Liên Xô, biến phản biện xã hội thành một
quá trình không kiểm soát được. Không còn bị kiểm soát, các tổ chức này đã
tiến hành những hoạt động “diễn biến hòa bình”, gây mâu thuẫn giữa các sắc
tộc trong Liên bang Xô Viết. Các biện pháp bao gồm: Bôi nhọ Chủ nghĩa
Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp
chụp mũ, tạo tin đồn giả. Xuất hiện rất nhiều bài viết xét lại lịch sử, xét
lại chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò của Cách mạng Tháng Mười trên báo chí
mà không bị ngăn chặn và xử lí. Các “tổ chức phi chính phủ” xuất hiện rất
nhiều (hơn 30.000 tổ chức vào năm 1987), trong đó nhiều tổ chức nhận tài trợ
nước ngoài, vận động ngầm hoặc công khai truyền bá tư tưởng phủ nhận Nhà nước
Liên Xô. Nhiều đơn vị xuất bản, phát thanh, truyền hình được phương Tây tài
trợ đã quay sang chỉ trích lịch sử cách mạng, khiến tư tưởng chính trị của
đảng viên và Nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, lòng tin vào sự nghiệp
cách mạng sụt giảm nghiêm trọng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
tan rã Liên Xô năm 1991.
Hình ảnh Liên Xô hỗn loạn trước thời điểm tan rã
Có thể khẳng định, “xã hội dân sự” - một thứ ngay
chính các thể chế nhà nước tư bản nay cũng không muốn nó tồn tại để đối trọng
với chính quyền nhưng lại được họ triệt để tận dụng tại các nước Đông Âu,
Liên Xô trước đây và với Liên bang Nga hiện tại.
Thực tiễn ở các nước Liên Xô và Đông Âu năm 1990,
hay khủng hoảng chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2012 đã cho thấy, các thế
lực bên ngoài đã lợi dụng các tổ chức xã hội dân sự để tạo ra tổ chức đối
lập, lợi dụng “đấu tranh dân chủ” để kích động người dân thực hiện “Cách mạng màu”, nhằm lật đổ chế độ xã hội ở
các quốc gia khác.
Dưới chế
độ xã hội xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, mô hình nhà nước được thiết chế đầy
đủ các tổ chức đại diện cho các nhóm trong xã hội. Với thiết chế Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã
hội đều có quyền giám sát, phản biện chính sách trong khuôn khổ pháp luật nhằm
tới mục tiêu chung là dân chủ, công bằng.
Những thế lực bất mãn, chống đối hiểu rõ sự lợi hại
của “xã hội dân chủ” chính từ thực tiễn tại Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi. Họ nói
xã hội dân sự nhưng đằng sau là những mưu đồ chính trị, đúng như Lênin vạch
rõ “nếu họ không làm chính trị thẳng thắn thì cũng làm chính trị bí mật”. Mục
tiêu của các cuộc “Cách mạng màu” đâu phải là tạo một nền dân chủ mới, đó đều
là thay đổi thể chế hiện tại./.
Đinh
Hoàng
Bài nghiên cứu trao
đổi đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 16 tháng 07 năm 2021
|