Thu bảo hiểm như “thả gà ra đuổi” Theo Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng bảo hiểm
xã hội (BHXH) bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao
động (NLĐ). Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau,
thai sản; quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Được biết mức đóng BHXH
bắt buộc năm 2023 trên cơ sở lương của người lao động, tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc là 32% (trong đó người lao
động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương
tháng đóng BHXH. Cần thay đổi cách thu bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tỉ lệ số tiền doanh nghiệp phải đóng
cao hơn gấp đôi trong quỹ tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ và tổng số tiền hằng tháng đóng BHXH của
doanh nghiệp là khá lớn trong tổng quỹ tiền lương. Nguồn tiền dồi dào này
khiến bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn ôm giữ, chí ít là chậm nộp để đưa vào
kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận từ đồng tiền của NLĐ. Chính vì vậy mà câu
chuyện doanh nghiệp nợ, chậm nộp, trốn, thậm chí chiếm đoạt tiền BHXH của NLĐ
đã diễn ra nhiều năm qua (năm 2023 tổng số tiền nợ BHXH ước tính khoảng
13.000 tỉ đồng). Tình trạng này đã gây thiệt hại lớn tới quyền lợi của NLĐ
song đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. BHXH đang ở thế “nắm
đằng chuôi”, trông chờ vào sự tự giác, “lòng tốt” của chủ doanh nghiệp! Việc
để doanh nghiệp thu và đóng BHXH hộ NLĐ chẳng khác nào “thả gà ra để đuổi”! Nên
chăng hãy để NLĐ trực tiếp đóng tiền bảo hiểm cho cơ quan BHXH? Hiện nay tỉ lệ người
dân tham gia BHXH tự nguyện ngày một tăng. Năm 2023, trong 18,26 triệu người
tham gia BHXH đã có khoảng 1,83 triệu người tham gia BHXH tự nguyện
đạt 3,92% lực lượng lao động trong độ tuổi (vượt 1,42% mục tiêu đến
năm 2025. Con số này cho thấy mọi người đã ý thức được quyền lợi và
nghĩa vụ khi tham gia BHXH. Vì vậy, thay vì để doanh nghiệp đóng hộ BHXH hãy
cho NLĐ nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm 32% rồi trực tiếp đóng cho cơ quan
BHXH. Cơ chế kiểm soát sẽ chẳng
nhiêu khê, khó khăn gì, đó là khi NLĐ đã đóng đủ tiền bảo hiểm, cơ quan BHXH
xác nhận thông báo cho doanh nghiệp biết và cấp lương tiếp tục tháng sau cho
NLĐ. Người chưa đóng BHXH, chưa được xác nhận của cơ quan thu BHXH thì doanh
nghiệp chưa tiếp tục cấp lương tháng. Tin rằng chẳng lao động nào dám nợ BHXH,
bởi khi đó họ sẽ bị nợ lương!/. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 23/4/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét