Bảo vệ người chăn nuôi
Tôi có anh bạn người hàng xóm chuyên nuôi trâu từ hàng chục
năm qua, công việc tuy vất vả nhưng anh luôn “sống khỏe”. Khoảng 6 năm trước,
khi giá bán trâu bò khá cao tôi thường đùa anh là “đại gia chân đất”, bởi anh
sở hữu hàng chục con trâu trong chuồng. Khi đó giá mỗi con trâu theo thị trường đến mấy chục triệu
đồng. Buổi chiều hằng ngày anh thủng thẳng theo đàn trâu ra con đê làng ngồi
ngắm cảnh, tối đến lùa chúng về chuồng, mỗi năm cũng có vài trăm triệu, hơn
đứt lương mấy ông cán bộ cao cấp hưu trí. Dịp sau Tết vừa qua, sang nhà anh chơi, thấy chuồng trâu rỗng
không, chủ nhà ngồi trầm ngâm, hỏi ra mới biết anh đã bán hết đàn trâu, không
tái đàn vì cả năm chăn nuôi cuối cùng cũng chỉ hòa vốn. Anh cho biết, như thế
còn may vì không vướng dịch bệnh, nếu không thì “lỗ chổng vó”. Tình trạng nhập lậu trâu bò không được kiểm soát Mấy năm
qua, giá trâu bò trong nước giảm mạnh bởi một số nguyên nhân: Buôn bán, vận
chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới tại các tỉnh miền Trung và miền Nam
vào Việt Nam khá phổ biến, nhất là tại các tỉnh biên giới với Lào, Campuchia;
các sản phẩm giết mổ từ trâu, bò cũng được nhập khẩu về Việt Nam với giá rẻ
do thiếu sự kiểm soát chặt về an toàn chất lượng; Trung Quốc xây dựng hàng
rào dọc biên giới, con đường tiểu ngạch cơ bản “đóng cửa” nên việc buôn bán
tiểu ngạch bị giảm nhiều, nhất là nước bạn mua trâu bò từ Việt Nam… Báo chí
từng phản ánh việc trâu bò tại một số nước được chăn nuôi chạy theo sản
lượng, bất chấp quy chuẩn về an toàn thực phẩm nên có năng suất cao rồi nhập
lậu vào Việt Nam với giá rẻ khiến ngành chăn nuôi trong nước không thể cạnh
tranh. Năm trước Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam từng có văn bản gửi
Thủ tướng Chính phủ báo cáo tình hình doanh nghiệp, người chăn nuôi trong
nước gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm nhập khẩu gia tăng. Theo số liệu thống
kê, năm 2023 có trên 3,5 tỉ USD sản phẩm chăn nuôi được nhập về Việt Nam,
trong khi xuất khẩu chỉ đạt hơn 0,5 tỉ USD. Nếu tình trạng nhập khẩu trâu bò cứ như mấy năm qua, chắc chắn
ngành chăn nuôi nông hộ sẽ thoái trào, nhường chỗ thị trường cho hàng nhập
ngoại. Khi chăn nuôi trong nước suy giảm, không ai giám chắc giá cả sẽ còn ở
mức thấp như hiện tại, khi đó người tiêu dùng có nguy cơ phải sử dụng thực
phẩm ngoại chất lượng thấp, không an toàn với “giá ngoại”.
Đã đến lúc cơ quan chức năng quản lí về nhập khẩu cần quan tâm tới người chăn
nuôi trong nước, có giải pháp bảo hộ người chăn nuôi gia súc, gia cầm để
ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đó cũng là cách bảo vệ người tiêu dùng
trong nước. Đinh
Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 05/4/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét