Tiền nhiều hay năng lực tiêu tiền? Tại kì họp lần thứ 7 Quốc hội khóa XV, Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch đề xuất dành 256.250 tỉ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về
phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Trong phiên thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục
tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, khi con số trên được đưa ra, nhiều đại
biểu Quốc hội cho rằng đây là một số tiền “quá lớn”. Nền kinh tế Việt Nam với tổng GDP hằng năm chừng hơn 1,6 triệu
tỉ đồng thì con số 256.250 tỉ đồng (khoảng 10 tỉ đô la) quả thực không phải
là số tiền nhỏ so với khả năng cân đối và đáp ứng của ngân sách. Song vấn đề không chỉ là số tiền lớn hay nhỏ mà cách tính toán
để ra con số trên cùng “cách tiêu tiền” mới là chuyện cần bàn. Được biết Chương trình gồm 9 nhóm mục tiêu: Phát triển con
người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn
hóa đồng bộ; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; phát triển
các ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực văn hóa. Có thể thấy, mục tiêu của
chương trình bao hàm hầu hết các lĩnh vực của ngành văn hóa nhưng lại chưa có
các nhiệm vụ cụ thể.
Đình Lương Xá (Hà Nội) được trùng tu kiểu bê tông hóa Sản phẩm văn hóa mang tính đặc thù, không phải cứ nhiều tiền
sẽ mang lại giá trị văn hóa cao và ngược lại. Ví như chuyện trùng tu di tích
những năm qua, dù bỏ ra tiền tỉ nhưng không ít di tích lịch sử văn hóa từ hàng
trăm tuổi bỗng trở thành công trình một tuổi, chẳng còn mấy giá trị di sản,
di tích! Hoặc câu chuyện được Quốc hội duyệt chi 300 tỉ đồng ngân sách cho Quỹ
hỗ trợ phát triển, phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19 song Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch lại chuyển thành vốn điều lệ, dùng tiền lãi gửi ngân hàng
để nuôi bộ máy quản lí quỹ. Có 300 tỉ đồng trong tay mà còn lúng túng, chưa
biết chi tiêu ra sao trong khi du lịch đã được phục hồi, chẳng cần dùng đồng
nào từ quỹ. Vậy hàng trăm nghìn tỉ đồng nếu được Quốc hội chấp nhận liệu bộ
máy có đủ năng lực “chuyển hóa đồng tiền” thành sản phẩm văn hóa hay không? Trước con số “khái toán” trên, chính Hội đồng thẩm định nhà
nước cũng khẳng định là “chưa đủ cơ sở để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân
đối vốn cho chương trình trong giai đoạn 2026-2030”. Kiểm toán nhà nước cũng
nêu “chưa rõ cơ sở, chưa rõ khả năng cân đối nguồn vốn khi đề xuất nguồn lực
quá lớn” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Giả định số tiền trên được chi tiêu kiểu chia đều cho ngành
văn hóa 63 tỉnh thành (đến cả cấp xã, cấp huyện) trong vòng 10 năm thì có lẽ nó
sẽ trở thành một con số… tương đối nhỏ mà thôi!/. Đinh Hoàng Bài bình luận đăng Tạp chí Người cao
tuổi ngày 02/7/2024 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét