Trục lợi
hình ảnh
Tôi từng biết một người rất thích sưu
tập ảnh chụp chung với lãnh đạo hay người nổi tiếng. Trong nhà ông treo la
liệt không phải là bằng, giấy khen mà toàn là ảnh lãnh đạo, có cả một vài tấm
ảnh lãnh đạo cấp thứ trưởng, bộ trưởng, đại tướng… Ai cũng biết mục đích việc
làm này là để ông ta khoe với họ hàng, dân làng, khách đến chơi. Không ít
người nghĩ rằng ông có quan hệ với những người tầm cỡ, thậm chí như người
dưới quyền, dù thực ra ông chỉ là chân trợ lí làng nhàng, năng lực không có
gì nổi bật…
Dựa dẫm
vào hình ảnh của người khác đôi khi cũng vô hại. Thế nhưng nay chuyện dựa
hình ảnh nổi tiếng đã gây ra hệ quả thậm chí gây bức xúc dư luận.
Vừa qua
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức lễ trao thưởng từ các doanh nghiệp
cho Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia, trong số đó có Công ty cổ phần tập đoàn
hóa chất Đ.G (doanh nghiệp một thời nổi tiếng với các sản phẩm bột giặt, hóa
chất nay như đi vào quá vãng). Trong khi các doanh nghiệp đã nhanh chóng
chuyển hàng tỉ đồng để động viên đội tuyển như cam kết thì thật bất ngờ Công
ty Đ.G nói trên lại yêu cầu phải cung cấp danh sách chia thưởng cụ thể từng
người. Lãnh đạo công ty còn trả lời báo chí: “Tôi là người cho tiền, tôi có
quyền quyết định. Tôi đề nghị công khai, anh Chung bao nhiêu, các VĐV bao
nhiêu… Tôi là người bỏ tiền ra, tôi có quyền yêu cầu, thế thôi. Còn muốn báo
nào đăng thì đăng. Đ.G không phải thiếu gì 500 triệu đấy, thế thôi”!
HLV
Mai Đức Chung nâng biển trao thưởng sẽ không nghĩ đây chỉ là một vụ "cho tiền". Ảnh: TN
Vậy là
rõ, Công ty Đ.G định cho tiền chứ không phải là tặng thưởng! Dân ta chỉ quý
đồng tiền thưởng (vì bằng cả trăm tiền công) chứ không hẳn quý kẻ cho tiền,
bố thí. Vị thế của những người hùng SEA Games 30 sao phải ngửa tay xin tiền,
dù có là hàng tỉ chứ không chỉ là mấy trăm triệu đồng.
Nạn lợi
dụng sự kiện lớn hoặc người nổi tiếng để đánh bóng thương hiệu, tranh thủ
quảng cáo đã diễn ra lâu nay nhưng vì chưa có quy chế, quy định cụ thể nên đã
bị lợi dụng. Khi đội tuyển nam U23 mang vinh quang về từ Thường Châu đầu năm
2018 đã có tình trạng này, bị dư luận phản ứng những tưởng đã hết, vậy mà sự
việc tái diễn. Những phát ngôn của vị lãnh đạo Công ty Đ.G là sự xúc phạm lớn
với một tập thể và những cá nhân đã nỗ lực đổ mồ hôi và cả máu để mang vinh
quang về cho Tổ quốc.
Niềm
vinh quang của đội bóng đá nữ Việt Nam đem lại không chỉ là tấm HC Vàng SEA
Games. Ảnh TN
Thiết
nghĩ, cơ quan quản lí về văn hóa cần có cách tiếp nhận sự hảo tâm, tài trợ
một cách chặt chẽ, phù hợp hơn để ngăn chăn sự trục lợi. Ví như chỉ công bố
danh tính sau khi Ban tổ chức đã nhận được tiền vào tài khoản. Nếu cần công
bố sớm thì chỉ nêu số tiền để động viên người được thưởng, không nên nêu danh
tính.
Với cách
làm hiện nay, bất kì ai cũng có thể nhảy lên bục vinh danh mang theo tấm bìa
carton ghi những con số nhiều tỉ đồng rồi hô to rằng mình tài trợ, tặng
thưởng... Những sự kiện thu hút hàng triệu khán giả, người hâm mộ cả nước vô
hình trung đã giúp kẻ thiếu thiện tâm quảng cáo thương hiệu, đánh bóng tên
tuổi không tốn một xu!/.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo
Người cao tuổi ngày 16/1/2020
|
Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét