Không thể mở rộng… thua lỗ
Cách nửa vòng trái đất mà họ liên tục mở rộng đầu tư vào
Việt Nam. Đầu tư hoài vẫn lỗ, sau 20 năm, đến 2015 mới “có lãi chút đỉnh”. Nhiều
cái nhìn lạ lùng, ngờ vực: “Chẳng nhẽ doanh nghiệp này sống bằng không khí và
nước lã!?”. Chắc chủ doanh nghiệp phải yêu Việt Nam lắm lắm nên cứ mải miết
rót tiền vào đầu tư cốt chỉ để tạo công ăn việc làm và mang đến một thứ đồ
uống lạ cho dân Việt... Họ là Coca-Cola Việt Nam!
Gần đây, khi Tổng Cục Thuế công bố Coca-Cola Việt Nam bị
truy thu và phạt hơn 821 tỉ đồng tiền thuế thì mọi người mới “ngã ngửa”. Hoá
ra không phải họ tốt quá mà ta đã “quá tốt” với họ hàng chục năm ròng!
Nhà máy của Coca-Cola Việt Nam
Từ lâu ngành thuế có câu khẩu hiệu “nộp thuế là yêu nước”.
Tuy nhiên đó là với người Việt, người nước ngoài đến đây trước tiên là tìm
lợi nhuận, không ai có thể bắt họ phải yêu nước ta. Nhưng nếu kinh tế nước
chủ nhà tăng trưởng tốt thì họ cũng sẽ có lợi lâu bền trong kinh doanh, chắc
các doanh nghiệp FDI cũng hiểu điều đó.
Một điểm yếu của cơ quan quản lí thuế của ta là chưa nắm
hết được các công đoạn đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI, nhất
là chi phí đầu vào. Chỉ cần một vài nguyên liệu, công nghệ phải nhập từ nước
ngoài ta chưa rõ giá cả, chi phí là không thể biết họ kinh doanh lãi hay lỗ.
Khi lỗ triền miên, lẽ thường với mọi doanh nghiệp đều đau đầu, “méo mặt”!
Nhưng đây thì không, họ vẫn “hồ hởi” tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh như
nhằm mục tiêu… lỗ nhiều hơn nữa! Điều bất thường ấy chắc chắn ngành thuế phải
biết. Và dư luận không khỏi nghi ngờ cả cơ quan quản lí khi điều bất thường
này cứ kéo dài.
Phải đến năm 2017, ngành thuế mới tham mưu để Chính phủ
ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lí thuế đối với doanh
nghiệp có giao dịch liên kết, góp phần bịt bớt “lỗ hổng” chính sách sau nhiều
năm bị doanh nghiệp FDI lợi dụng. Tiếc rằng nghị định này cũng chưa thật hoàn
hảo, đã đánh đồng nhiều doanh nghiệp nội có quan hệ “mẹ con” giống như FDI
khiến một vài công ty lớn của ta cũng lao đao.
Formosa từng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển
Một thời gian dài Việt Nam thu hút đầu tư bằng mọi giá, ưu
đãi về thuế là điểm hấp dẫn nhất cùng với nguồn nhân công giá rẻ. Đến nay ta
đã nhận ra cần nâng cao tiêu chí thu hút đầu tư nhằm có được những công nghệ
hiện đại, hạn chế gây hại môi trường sống đồng thời quan tâm hơn tới quyền
lợi của người lao động. Thực trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động bởi
nền công nghiệp của ta đang sở hữu quá nhiều công nghệ lạc hậu. Sẽ có lúc ta
phải “ngã ngửa ra” với con số chi phí xử lí môi trường sau những năm dài dễ
dãi FDI!
Cần
sớm thay đổi cách nghĩ, thay đổi kịp thời về chính sách, luật pháp để dòng
vốn FDI chảy vào Việt Nam thực sự “trong lành”, mang lại hiệu quả cho cả hai
bên. Không thể để những doanh nghiệp kinh doanh mãi thua lỗ tồn tại trong nền
kinh tế, mà tệ hại hơn khi họ lại tiếp tục mở rộng… “thua lỗ”./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 11 tháng 02 năm 2020
|
Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét