Mong kê khai tài sản không còn là hình thức
Việc
kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập là biện pháp phòng ngừa tham nhũng rất
quan trọng đã được Nhà nước ta thực hiện với cán bộ, công chức từ năm 1998.
Tuy nhiên, sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương lớn này cho thấy hiệu quả chưa
được như kì vọng.
Không
kể nơi đô thị, tại không ít làng quê mọc lên những công trình quá hoành tráng
của người có chức vụ, quyền hạn cao nay đã nghỉ. Những công trình kiến trúc
đẹp, trị giá nhiều tỉ đồng ai cũng biết nếu bằng thu nhập từ lương khó có thể
làm được. Liệu những người đó đã trung thực kê khai tài sản, thu nhập khi còn
công tác?
Ảnh minh họa.
Cách
đây hơn 1 năm Chủ tịch UBND TP Hà
Nội có một bản báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tại kì họp
thứ 7 HĐND thành phố đưa ra con số: kiểm tra gần 650 cơ quan, tổ chức, đơn vị
về việc thực hiện quy định công khai, minh bạch trong hoạt động, trong hơn
34.340 người phải kê khai tài sản, thu nhập chỉ có 1 người không kê khai
trung thực! Con số này đã khiến dư luận xôn xao, nếu đó là sự thật thì quá “tuyệt
vời”, song nhiều người lại cho đây như một chuyện hài hước!
Tại
một báo cáo của Thanh tra Chính phủ năm 2018 trước Ủy ban Tư pháp của Quốc
hội, trong tổng số hơn 1,1 triệu người đã kê khai, kết quả xác minh chỉ với
44 trường hợp đã phát hiện 6 trường hợp vi phạm, chiếm tỉ lệ 13,6%, một con
số không nhỏ.
Hiện Thanh tra Chính
phủ đang công bố dự thảo nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người
có chức vụ, quyền hạn để lấy ý kiến. Bản dự thảo đã bổ sung cụ thể hơn danh
mục 10 loại tài sản cần kê khai cùng nhiều biện pháp kiểm soát. Đáng chú ý là
mục công khai bản kê khai đã yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ
kê khai thường xuyên làm việc trong 30 ngày.
Cổng chính công trình trái phép của một cán bộ Công.an huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ảnh Dân trí
Trong nhiều vụ tham
nhũng, tiêu cực được phát hiện những năm qua rất hiếm khi được phát hiện từ
nội bộ cơ quan, tổ chức. Hầu hết vụ việc do khiếu kiện, phát giác của người
dân và báo chí… rồi cơ quan chức năng mới vào cuộc. Tại các cơ quan, tổ chức
có người đứng đầu vi phạm, tham nhũng bị phát hiện hầu hết không phải do đấu
tranh tự phê bình, phê bình của chi bộ, cấp ủy đảng... Vậy thì việc niêm yết
công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại trụ sở cơ quan, đơn vị (tuy đã mở
rộng hơn trước) liệu có phát huy tốt nhất tác dụng?
Đảng ta chủ trương
“dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, nếu việc công khai chỉ bó hẹp trong thành
phần “dân nội bộ” liệu có lặp lại tính hình thức lâu nay? Người trong cùng cơ
quan, đơn vị, về quyền lợi kinh tế, sinh mệnh chính trị của họ luôn có thể bị
chi phối bởi người đứng đầu.
Do vậy, việc công
khai bản kê khai tài sản, thu nhập cần thực hiện cả ở nơi người phải kê khai
cư trú, sinh sống. Cán bộ, công chức và vợ, con, gia đình sinh hoạt hằng ngày
tại cộng đồng dân cư rất khó che dấu nhiều chuyện, kể cả thu nhập, tài sản./.
Đinh
Hoàng
Bài bình luận đăng Báo Người cao tuổi ngày 25 tháng 02 năm
2020
|
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét