Bao
giờ sẽ “làm chuồng”?
Câu “mất bò mới lo làm chuồng” là chê nhắc người ta
làm một việc quá muộn màng. Tuy nhiên, dù mất bò rồi người ta vẫn phải tiếp
tục nuôi bò cho nên dù muộn thì vẫn cứ phải làm chuồng.
Câu chuyện em bé bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón của
trường Gateway năm trước là bài học đau xót, những tưởng lãnh đạo các nhà
trường cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có
động thái tích cực, khẩn trương để không còn chuyện đáng tiếc xảy ra trong
việc đưa đón học sinh.
Vậy mà có nơi người ta đã mau quên đi bài học đắt
giá, dù đã “mất bò” vẫn không chịu “làm chuồng”!
Hôm 10/6, một học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học Nam Từ Liêm (quận
Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) lại bị bỏ quên trên xe đưa đón. Nhà trường chỉ biết
khi nhận được tin báo của người dân phát hiện một nam học sinh bị tài xế bỏ
quên trên xe ô tô. Lúc đó nhà trường
mới cử bảo vệ đi tìm vị trí xe ô tô đang đỗ vì xe này không thuộc quản lí của trường. Lí do được biết là
cậu bé đã ngủ quên nhưng không thấy ai gọi dậy. Em đã tự đập cửa, nhờ người
dân gần đó phát hiện hỗ trợ mới thoát được ra ngoài.
Chiếc ô tô đưa đón học sinh của Trường
Tiểu học Nam Từ Liêm do
phụ huynh tự thuê
Có thể nói, chỉ may mắn mới không xảy ra vụ việc tương tự trường Gateway! Nếu xe này đỗ tại nơi
vắng người qua tại thì không biết sinh mệnh em học sinh trên sẽ thế nào giữa
mùa hè nắng cháy?
Sau khi xảy ra vụ việc trường Gateway, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tế nhị “tranh thủ
ý kiến” Bộ Giao thông Vận tải về việc cần có quy định luật pháp về giao thông
trong lĩnh vực này (đưa đón học sinh). Tuy nhiên, qua “trao đi đổi lại” thì mới
biết, luật, nghị định đã có quy định cụ thể (trong Luật Giao thông đường bộ
và Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô). Luật giao thông
không thể cụ thể hóa cho từng lĩnh vực như chuyện đưa đón học sinh, vấn đề là
trách nhiệm triển khai thực hiện cụ thể thế nào mà thôi.
Hiện nay nhu cầu đưa đón học sinh cấp tiểu học, THCS là một thực tiễn.
Tuy nhiên, hoạt động này còn mang tính tự phát, chưa có sự quản lí thống
nhất, mỗi trường làm một cách và còn không ít bất cập, sai sót.
Lẽ ra, trên cơ sở luật pháp, ngành giáo dục cần đề ra tiêu chuẩn, quy
chuẩn cụ thể với phương tiện và quy trình đưa đón học sinh để bảo đảm quản lí
thống nhất, chặt chẽ hoạt động này trong hệ thống nhà trường bằng một văn bản
có tính pháp lí. Tuy nhiên, được biết Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mới chỉ có
một văn bản chỉ đạo về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học
sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô (Văn bản số 3523/BGDĐT-GDCTHSSV vào ngày 16/8/2019). Như vậy, “quả bóng” trách nhiệm đã được chuyển
xuống cho các nhà trường!
Với cách làm và trách nhiệm như vậy, chuyện bỏ quên học sinh trên xe
ô tô mới đây là chuyện khó tránh./.
Đinh
Hoàng
|
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét