Nặng ba lô học trò và nặng túi…
Cách
đây hơn 20 năm, khi đó tôi cũng có con nhỏ đang đi học, hằng năm phải lo
chuyện sách vở cho con. Lúc ấy tại nhiều trường tại Hà Nội đã có việc nhà
trường lấy sách giáo khoa về phục vụ học sinh. Lí do được biết là để phụ
huynh không mua phải sách giả, sách lậu ngoài thị trường thường sai, lỗi,
không bảo đảm chất lượng. Nhìn giá tiền ghi sau cuốn sách đúng với giá mua
nên các phục huynh rất tin tưởng vào “sách của nhà trường”.
Rồi một
năm do trong tập sách giáo khoa của trường thiếu nên tôi phải ra hiệu sách
mua và thật bất ngờ, giá sách bán ngoài đại lí lại thấp hơn giá bán trong
trường và rẻ hơn so với chính số tiền in trên bìa sách. Tôi đặt câu hỏi nghi
vấn với người bán sách mới được biết, đó vẫn là sách phát hành của Nhà xuất
bản Giáo dục. Thì ra các đại lí bán sách đúng giá vẫn có lãi vì đã được chiết
khấu tỉ lệ phí phát hành trên chục phần trăm, thậm chí sách tham khảo có khi còn
được chiết khấu 25 đến 40%. Để cạnh tranh với “sách của trường” họ phải bán
thấp hơn giá bìa, chấp nhận giảm chút lợi nhuận. Từ đó tôi mới “ngộ” ra rằng,
nhà trường cũng có chút lợi nhuận khi bán sách giúp nhà xuất bản chứ không chỉ
đơn thuần là giúp học sinh. Phải chăng vì vậy mà hiện nay hầu hết các trường
đều “chịu trách nhiệm” cung ứng sách vở và cả đồ dùng học tập cho học sinh?
Sau bao năm cải cách giáo dục, những chiếc ba lô học trò càng nặng thêm (Ảnh: tuoitre.vn).
Mấy ngày nay, cộng đồng mạng, nhất
là các phụ huynh học sinh lại “dậy sóng” bức xúc trước thông tin học sinh lớp
1 của một trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh phải “cõng” bộ sách 24 cuốn và
cha mẹ phải “móc túi” số tiền hơn 800 nghìn đồng. Dù được thanh minh rằng có sự “nhầm lẫn” chứ không
phải “trộn lẫn” danh mục sách nhưng không ít phụ huynh cũng đã “tự nguyện”
mua thêm cho yên lòng.
Trong cơ chế thị trường hiện nay hầu như mua thứ gì với
số lượng lớn thì người quyết định việc mua bán đó cũng có tỉ lệ chiết khấu
hoặc hoa hồng. Phải chăng vì lẽ đó mà lãnh đạo nhiều trường khá “nhiệt tình”
trong bảo đảm sách giáo khoa và thiết bị, đồ dùng học tập cho học sinh?
Trường Tiểu học An Phong, TP.HCM bán 23 đầu sách cho học sinh (Ảnh: Phụ huynh chụp)
Những “sinh viên chữ
to”, học đánh vần a b c và cộng trừ một hai con số mà kho tri thức trong
chiếc ba lô đã đè nặng cả hai vai! Học sinh nay khó mà “tung tăng” cắp sách
đến trường nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ với chiếc ba lô nặng trĩu!
Ngày xưa thầy đồ, nhà giáo luôn được xã hội mặc định về
đạo đức, thanh tao và mô phạm. Người thầy luôn né tránh những quan hệ vật
chất, nhất là sự biếu xén từ học sinh, phụ huynh, dù đó chỉ là những thứ ít
giá trị như ổ trứng gà, chút trái cây vườn nhà… Tuyệt nhiên không có chuyện
bán mua trong môi trường giáo dục. Ngày nay các trường đều “rất quan tâm” đến
những khoản thu để “phục vụ” học sinh.
Không biết những nguồn lợi thu được từ việc cung ứng sách
vở học sinh có đến được với những thầy cô đứng lớp, nhưng trong mắt các em và
trong nhận thức của phụ huynh, thầy cô không còn nhiều chất thanh tao, mô
phạm như thuở nào!/.
Đinh
Hoàng
Bài
bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 11 tháng 9 năm 2020
|
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét