Nhãn quan chủ quyền
Mới đây
nhiều phương tiện truyền thông đưa tin Australia thu hồi sách dạy tiếng Trung
có “đường lưỡi bò” 23 đoạn ăn vào sát đất liền Việt Nam.
Trước
khi bị thu hồi, quyển sách dạy tiếng Trung này đã được sử dụng tại ít nhất 11
trường ở bang Victoria, bao gồm cả các trường tư thục danh tiếng.
Dù hai
tác giả cuốn sách đều khẳng định không muốn thể hiện quan điểm chính trị
nhưng trong nội dung đã dành tới 2 trang nói về “Trung Hoa mộng”, một khái
niệm được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra với tham vọng khôi phục sự
vĩ đại của Trung Quốc.
Australia
không có phần lãnh hải tranh chấp tại khu vực Biển Đông nhưng yêu sách đường
9 đoạn hay còn gọi “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã bị Australia bác bỏ cùng
với nhiều nước khác đơn giản vì không có cơ sở pháp lí và vô lí khi chiếm hơn
80% diện tích Biển Đông.
Thông
tin trên khiến tôi liên tưởng tới một cuộc hội thảo quốc tế về phát triển
điện lực tại Việt Nam mà báo chí xôn xao mấy ngày qua. Không phải dư luận quá
quan tâm tới nội dung hội thảo của ngành điện vì có cả báo chí, khách mời
nước ngoài, vấn đề là trong một tài liệu hội nghị xuất hiện tấm bản đồ Việt
Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa! Sai sót chưa rõ từ khâu nào
song chắc chắn tài liệu hội thảo phải được người có trách nhiệm xét duyệt. Không
biết liệu có chuyện tắc trách nhưng rõ ràng nhãn quan chính trị về chủ quyền
đất nước của những người thực hiện có vấn đề.
Tài liệu có in hình bản đồ Việt Nam nhưng
không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Kể từ
khi tung ra tấm bản đồ lạ lùng, Trung Quốc luôn âm thầm, lặng lẽ bằng mọi
cách để tuyên truyền, khẳng định chủ quyền thông qua một “tác phẩm hư cấu”,
đó là bản đồ tuyên bố chủ quyền 9 đoạn trên Biển Đông. Không chỉ tuyên
truyền, họ ngày càng thể hiện quyết tâm hiện thực hóa “tác phẩm hư cấu” trên
bằng các hành động quyết liệt, kiên trì trên thực địa. Từ bãi đá san hô ngầm chiếm
đoạt được bằng vũ lực đã hình thành sân bay quân sự; ngư trường truyền thống
của ngư dân Việt bị họ ra lệnh cấm đánh bắt, sẵn sàng ngăn cản, truy sát
không thương tiếc; việc thăm dò khai thác khoáng sản tại vùng đặc quyền kinh
tế của ta bị họ quấy phá, ngăn cản, hăm dọa…
Nhóm du khách mặc áo in bản đồ có
đường "lưỡi bò" ở sân bay Cam Ranh năm 2018.
Các thế
hệ người Việt bao đời không quên câu chuyện cảnh giác “Chiếc nỏ thần”. Đức vua
An Dương Vương vì mềm lòng trước mối tình đẹp của con gái Mỵ Châu với Trọng
Thủy mà cuối cùng nước mất, nhà tan... Thế nhưng xem ra bài học ấy đôi khi
như vẫn bị lãng quên trong những cuộc mưu sinh của con cháu thời hậu thế.
Chiếc áo
phông của du khách; tài liệu quảng bá du lịch của doanh nghiệp; phim hoạt
hình dành cho thiếu nhi; phần mềm dẫn đường của ô tô xuất xứ Trung Quốc… đâu
đâu cũng xuất hiện bản đồ lưỡi bò! Còn ta, có dịp trưng tấm bản đồ lên trước
nhiều quan khách quốc tế và báo chí thì lại quên mất vùng biển đảo thiêng
liêng của mình!
Dù không thể bắt chước cách quảng bá chủ quyền thô thiển, bất
chấp pháp luật như người khác nhưng đã đến lúc ý thức chủ quyền biển đảo quốc
gia cần được “nâng cấp” trong mọi hoạt động của đời sống xã hội và tư duy của
mỗi con dân nước Việt./.
Đinh
Hoàng
Bài
bình luận đăng Tạp chí Người cao tuổi ngày 3 tháng 9 năm 2020
|
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét